14 thói quen xấu khi rửa bát bằng tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Da tay rất dễ bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc hoặc dị ứng khi tiếp xúc nhiều với nước và hóa chất rửa chén. Trong bài viết này, thtrangdai.edu.vn chia sẻ đến bạn 14 thói quen xấu khi rửa bát bằng tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo ngay để khắc phục nhé!

1Không rửa bát ngay sau khi ăn

Đa số gia đình có thói quen không rửa bát sau khi ăn và tích trữ một số lượng lớn chén bát sau đó mới rửa một lần. Tuy nhiên, việc này đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc và tác nhân gây hại phát triển.

Điều này không chỉ gây hại cho da tay mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì thế, sau mỗi bữa ăn thì bạn nên rửa chén ngay để đảm bảo an toàn.

Không rửa bát ngay sau khi ăn làm chúng phát triển một lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

2Ngâm dụng cụ ăn uống rất lâu trước khi rửa

Sau các bữa ăn, nhiều người thường ngâm dụng cụ ăn uống rất lâu trong nước hoặc dung dịch tẩy rửa. Đó là thói quen không tốt vì vi khuẩn rất dễ phát triển, những thực phẩm bám lại sẽ lên men và khó tẩy rửa sạch sẽ hoàn toàn.

Nếu lượng vi khuẩn phát triển quá lớn thì rất dễ tăng nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe dù đã làm sạch bằng nước rửa chén. Bạn nên rửa chén ngay sau các bữa ăn để tẩy sạch vết bẩn, vi khuẩn và giữ an toàn sức khỏe tốt hơn.

Ngâm dụng cụ ăn uống rất lâu trước khi rửa là thói quen không tốt vì vi khuẩn rất dễ phát triển

Ngâm dụng cụ ăn uống rất lâu trước khi rửa là thói quen không tốt vì vi khuẩn rất dễ phát triển

3Ngâm những vật dụng không nên ngâm

Không phải vật dụng nhà bếp nào cũng có thể làm sạch dễ dàng bằng cách ngâm chúng vào nước trước khi vệ sinh. Có một số món bạn không nên ngâm vì có thể làm hư hỏng chúng cũng như sản sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe.

Xem thêm  Vì sao nên chọn mua cam quýt còn cuống, lá để trưng trên bàn thờ?

Nếu đồ dùng nhà bếp của bạn sản xuất từ chất liệu gỗ và gang thì bạn không nên ngâm chúng trong nước. Bạn nên nhanh chóng làm sạch chúng ngay sau khi sử dụng để tăng độ bền và giữ an toàn sức khỏe tốt hơn.

Chén bát bằng gỗ không nên ngâm trong nước vì rất dễ bị mục, hư hỏng

Chén bát bằng gỗ không nên ngâm trong nước vì rất dễ bị mục, hư hỏng

4Không thay miếng rửa bát thường xuyên

Miếng rửa bát là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và trú ẩn vì môi trường ẩm ướt và tiếp xúc nhiều với cặn thức ăn thừa thường xuyên. Nếu không thay miếng rửa bát thường xuyên thì bạn đã vô tình để vi khuẩn bám vào chén bát ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì thế, bạn nên giặt kỹ miếng rửa chén 1 lần/tuần và thay 1 lần/tháng. Miếng rửa bát sử dụng lâu và cũ thì nên thay thế mới. Sau khi sử dụng, bạn nên vắt khô miếng rửa bát để nơi khô ráo. Khăn lau sử dụng cho nhà bếp cũng cần được phân loại riêng biệt, không sử dụng lẫn lộn.

Miếng rửa chén sợi cước 3M Scotch Brite có chất liệu mút xốp và cước 2 mặt giúp làm sạch chén đĩa, nồi chảo... hiệu quả

Miếng rửa chén sợi cước 3M Scotch Brite có chất liệu mút xốp và cước 2 mặt giúp làm sạch chén đĩa, nồi chảo… hiệu quả

5Sắp xếp chén bát bẩn lẫn lộn lên nhau

Sắp xếp chén bát bẩn lẫn lộn lên nhau là thói quen xuất hiện phổ biến sau mỗi bữa ăn trong các gia đình. Hành động này sẽ rất mất thời gian để làm sạch và làm nhiễm khuẩn chéo giữa các chén bát.

Khi dọn dẹp bàn ăn, bạn nên phân loại chén bát, đồ ít dầu mỡ để sang một bên. Những vật dụng bám nhiều dầu mỡ cần được xử lý bằng giấy lau hoặc tráng qua nước nóng trước khi cho vào bồn rửa chén.

Vật dụng bám nhiều dầu mỡ cần sắp xếp sang một bên

Vật dụng bám nhiều dầu mỡ cần sắp xếp sang một bên

6Rửa bát bằng tay trần

Đa số chị em nội trợ thường không đeo găng tay khi rửa bát vì họ cảm thấy khá vướng víu và dễ trơn trượt chén bát. Tuy nhiên, việc rửa tay trần sẽ làm đôi tay bạn trở nên khô ráp hơn, dễ bị dị ứng, bong tróc và sần sùi.

Chính vì thế, khi rửa bát bạn không được để tay trần. Bạn nên đeo găng tay để bảo vệ đôi tay không bị mất nước do tiếp xúc với chất tẩy rửa và nước, giúp đôi tay luôn mềm mịn và toàn.

Rửa bát bằng tay trần là thói quen xấu thường gặp ở các chị em nội trợ

Rửa bát bằng tay trần là thói quen xấu thường gặp ở các chị em nội trợ

7Rửa bát bằng nước lạnh

Bạn không thể loại bỏ hết vi khuẩn và vết ố khi rửa bát bằng nước lạnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước có nhiệt độ từ 49 – 60 độ C để rửa chén bát. Đây còn là nhiệt độ tiêu chuẩn ở các máy rửa chén.

Xem thêm  4 cách mở khóa điều khiển điều hòa Casper hiệu quả

Ở nhiệt độ này bàn tay bạn khó có thể chịu được. Nếu rửa bằng tay thì bạn nên đeo găng tay chuyên dụng để rửa chén bát nhé!

Rửa bát bằng nước lạnh không thể loại bỏ hết vi khuẩn và vết ố

Rửa bát bằng nước lạnh không thể loại bỏ hết vi khuẩn và vết ố

8Cho nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa

Để làm sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhiều người dùng thường có thói quen đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén bát. Tuy nhiên, đây là cách rửa chén bát không đúng và tiêu tốn rất nhiều nước.

Nếu chén bát không được rửa sạch các chất tẩy rửa này thì chất tẩy rửa có thể sẽ xâm nhập vào cơ thể. Từ đó dễ gây ra những bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,… Sử dụng nhiều nước rửa chén còn gây ảnh hưởng không tốt cho da tay, làm da khô và bong tróc.

Bạn nên pha loãng nước rửa chén trước khi rửa trực tiếp lên bát đĩa

Bạn nên pha loãng nước rửa chén trước khi rửa trực tiếp lên bát đĩa

9Dùng quá nhiều nước rửa bát

Dùng quá nhiều nước rửa bát không làm vật dụng trở nên sạch hơn mà chúng sẽ làm cho món đồ của bạn trở nên nhớt hơn, khó làm sạch và lãng phí xà phòng. Do đó, bạn chỉ nên cho một lượng nước rửa bát vừa đủ để vệ sinh chén bát.

Dùng quá nhiều nước rửa bát rất lãng phí, chén bát nhớt hơn và khó làm sạch

Dùng quá nhiều nước rửa bát rất lãng phí, chén bát nhớt hơn và khó làm sạch

10Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước

Nếu bạn chỉ tráng bát đĩa qua 1 lần nước thì rất khó để làm sạch hoàn toàn xà phòng tẩy rửa. Nếu không vệ sinh kỹ các hóa chất tẩy rửa thì chúng vẫn còn bám trên bề mặt, có thể xâm nhập vào cơ thể và làm hại sức khỏe.

Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước rất khó để làm sạch hoàn toàn chất tẩy rửa

Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước rất khó để làm sạch hoàn toàn chất tẩy rửa

11Gom rác thải đọng lại bằng tay

Rác thải có thể chứa vi khuẩn, vi rút và các chất gây bệnh khác. Tiếp xúc trực tiếp với rác thải bằng tay có thể dẫn đến nhiễm trùng da như: nổi mẩn, viêm da, viêm nhiễm,… Rác thải có thể có cạnh sắc, vật nhọn hoặc vật nặng.

Nếu gom rác thải đọng lại bằng tay rất dễ gây chấn thương như: cắt, thâm tím,… Bạn nên sử dụng bao tay, găng tay bảo hộ, cây gom rác hoặc đổ thẳng rác thải vào thùng rác mỗi khi dùng bữa xong để tránh tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

Bạn nên sử dụng bao tay, găng tay bảo hộ để gom rác thải đọng lại bằng tay

Bạn nên sử dụng bao tay, găng tay bảo hộ để gom rác thải đọng lại bằng tay

12Cất bát đĩa khi còn ướt

Khi bạn cất bát đĩa ướt vào tủ, độ ẩm sẽ bị mắc kẹt và không được thoát ra đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra mùi hôi không dễ chịu. Đồng thời, nước ẩm có thể gây ảnh hưởng đến các đồ dùng khác trong tủ, gây mục hay mốc.

Xem thêm  realme 11 series ra mắt: Thiết kế độc đáo, đỉnh hiệu năng, zoom chuyên sâu

Bát đĩa ướt có thể trơn trượt và dễ bị rơi, gây mảnh vỡ hoặc hư hỏng. Trước khi cất bát đĩa, hãy chắc chắn lau khô chúng hoàn toàn để loại bỏ nước và ẩm. Để tránh va chạm và trơn trượt, bạn đặt bát đĩa riêng lẻ trong tủ hoặc sắp xếp cẩn thận.

Bạn nên để bát đĩa khô ráo hoàn toàn sau đó mới cất giữ để tránh ẩm mốc

Bạn nên để bát đĩa khô ráo hoàn toàn sau đó mới cất giữ để tránh ẩm mốc

13Không làm sạch miếng rửa bát sau khi rửa xong

Miếng rửa bát sau khi rửa bám rất nhiều cặn bẩn và thức ăn thừa nếu không được làm sạch kỹ. Điều này tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, gây mùi hôi và nguy cơ lây nhiễm.

Nếu miếng rửa bát không được làm sạch thì hiệu quả trong việc rửa bát sẽ giảm đi. Bạn mất nhiều thời gian và công sức hơn để loại bỏ các vết bẩn trên bát đĩa. Sau khi rửa bát, hãy rửa sạch miếng rửa bát dưới nước sạch và để miếng rửa bát phơi khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Bạn nên làm sạch miếng rửa bát sau khi rửa xong

Bạn nên làm sạch miếng rửa bát sau khi rửa xong

14Lau bát đĩa sạch bằng khăn bẩn

Khăn bẩn không thể làm sạch bát đĩa hiệu quả, đồng thời còn chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, và tạp chất. Khi sử dụng khăn bẩn để lau bát đĩa, có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và bụi bẩn từ khăn vào bát đĩa, gây ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm và sức khỏe.

Bạn nên sử dụng khăn sạch để lau bát đĩa, cần đảm bảo rằng khăn đã được giặt sạch và khô trước khi sử dụng. Đồng thời, bạn dùng nhiều khăn riêng biệt để lau, rửa sạch và giặt các khăn lau bát đĩa thường xuyên.

Bộ 3 khăn lau bếp Scotch Brite 29 x 29 cm có chất liệu microfiber mềm mại, không làm trầy xước bề mặt khi lau

Bộ 3 khăn lau bếp Scotch Brite 29 x 29 cm có chất liệu microfiber mềm mại, không làm trầy xước bề mặt khi lau

Banner gia dụng

Banner tư vấn chọn mua

Vậy là thtrangdai.edu.vn đã chia sẻ đến bạn 14 thói quen xấu khi rửa bát bằng tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng sẽ giúp ích cho việc trong việc rửa chén bát hàng ngày cho gia đình, bảo vệ sức khỏe và giữ da tay luôn mềm mại nhé!

Nhớ để nguồn: 14 thói quen xấu khi rửa bát bằng tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống

Viết một bình luận