DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG

Dàn ý phân tích bài thơ “Tây Tiến”, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và tham khảo một số bài văn mẫu hay phân tích tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Dàn ý:

I. Giới thiệu:

  • Thông tin về tác giả và tác phẩm.
  • Tóm tắt nội dung bài thơ.

II. Phân tích nghệ thuật: A. Phân tích ngôn ngữ:

  1. Sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt trong bài thơ.
  2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ lên cảm xúc của người đọc.

B. Phân tích hình ảnh:

  1. Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ.
  2. Ý nghĩa và tác dụng của các hình ảnh đó.

III. Phê phán xã hội:

  • Nhận xét về thông điệp chính của bài thơ.
  • Sự phản ánh của tác phẩm đối với xã hội hiện tại.

IV. Kết luận:

  • Tổng kết lại những điểm đã phân tích.
  • Nhận định về giá trị và ý nghĩa của bài thơ “Tây Tiến”.

Ví dụ một số bài văn mẫu hay phân tích tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng:

  1. Mẫu bài văn phân tích ngôn ngữ và hình ảnh trong bài thơ.
  2. Mẫu bài văn phê phán xã hội qua tác phẩm “Tây Tiến”.
  3. Mẫu bài văn tổng kết và đánh giá giá trị của bài thơ “Tây Tiến”.

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN

PHÂN TÍCH TÂY TIẾN MẪU 1:

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng đã hi sinh vì dân tộc được tạo dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, vừa mang vẻ đẹp của sự hào hùng, lãng mạn.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ trong đó tác giả đã vẽ lên hình ảnh người lính đậm chất trữ tình. Bài thơ cũng là kỉ niệm không thể nào quên của tác giả về những năm tháng kháng chiến ác liệt nơi chiến trường xưa:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Trong hai câu thơ này, tác giả gợi nhớ tới đoàn quân Tây tiến trên những mảnh đất đã trở thành dấu ấn thiêng liêng bất tử. Hình ảnh con sông Mã kiên cường đã trở thành người bạn hành quân cùng binh đoàn Tây tiến trong kháng chiến hiện lên với nhiều kỉ niệm. Trong câu thơ như một lời gọi tha thiết của một người bạn cũ nhớ lại những nơi mà mình đã đi qua, có biết bao kỉ niệm gắn bó. Nỗi nhớ của tác giả “chơi vơi” thể hiện sự ngả nghiêng, mênh mang trong lòng, một nỗi nhớ không có từ ngữ nào diễn tả hết:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Trong những câu thơ này gợi lên chất nhạc, chất trữ tình khiến cho câu thơ dường như có nhạc. Nghệ thuật đối lập “dốc lên khúc khuỷu”, “dốc thăm thẳm” thể hiện sự khó khăn trong quãng đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. Nhưng trong đó vẫn có lãng mạn, cảm nhận cái đẹp xung quanh. “Súng ngửi trời” là hình ảnh thi vị, đẹp, tạo nên bức tranh vô cùng nên thơ. Nó hoàn toàn trái ngược với cuộc chiến tranh ác liệt mang đau thương và chết chóc tới con người.

Với tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết, hi vọng về ngày mai chiến thắng của dân tộc, những người lính đã thể hiện rõ được phong thái của mình trước kẻ thù lớn mạnh, luôn tự tin tiến về phía trước:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Cuộc hành quân kháng chiến vô cùng khắc nghiệt, gian khổ, khó khăn. Những con thác lớn chảy xiết, những đêm tối ngủ trong rừng sâu có thú dữ: hổ, báo, chó sói quấy nhiễu. Nhiều người lính trẻ đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Thật nhẹ nhàng, không hề bi lụy “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, khi nằm xuống người chiến sĩ vẫn ôm chặt khẩu súng của mình. Một hình ảnh mang tính bản năng, thể hiện tình yêu nước của những người lính trẻ.

Đến với khổ thơ thứ hai, Quang Dũng đưa người đọc đến với một mĩ cảm đặc biệt, một bức tranh thơ đầy lãng mạn nhưng không kém phần bí ẩn của con người nơi vùng núi Tây Bắc này:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Bốn câu thơ mang đến không khí hội hè rộn ràng vui vẻ, cái nhìn chiêm ngưỡng, say sưa trước vẻ đẹp của người phương xa. Ánh sáng của “hội đuốc hoa”, của xiêm áo lỗng lẫy sáng bừng lên trong sự bất ngờ. “Kìa em” là tiếng reo chứa cả niềm hạnh phúc của người lính trước dáng hình người con gái mềm mại hiện ra e ấp trong điệu khèn. Những người lính hòa mình vào điệu nhảy, âm điệu của những bản nhạc. Những chàng trai mười tám đôi mươi mang theo cả giấc mộng ngọt ngào “xây hồn thơ”. Phải chăng đó là giấc mộng về chiến công, là cái nhìn vượt qua biên giới?

Xem thêm  Hướng dẫn các bước lắp quạt đứng đúng cách

Không chỉ thể hiện vẻ đẹp tình quân dân mà tác giả còn thể hiện vẻ đẹp của con người và cảnh vật miền Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Thời gian và không gian trên sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại. Thời gian chia tay là một buổi “chiều sương ấy”. Đó là cái chiều sương trong cái nhìn hoài niệm của người trong cuộc, tất cả trở nên thật mờ ảo, như một miền kí ức sâu thẳm vừa nhạt nhòa vừa xa thẳm. Chữ “ấy” không xác định, không biết là chiều sương nào và chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ và ý nghĩa ra sao trong lòng những chàng trai Hà thành.

Nhà thơ hỏi “có nhớ”, “có thấy” như để chạm khắc, hỏi chính mình đầy bâng khuâng, lưu luyến. Cảnh trong thơ tĩnh lặng, buồn nhưng vô cùng thi vị, nỗi buồn của con người như được gửi trong nỗi niềm xôn xao “hồn lau nẻo bến bờ”, những bông lau hai bên ven đường như cũng có hồn với việc sử dụng biện pháp nhân hóa đã gợi cảm giác mênh mông. Không gian nên thơ ấy như làm nền cho hình ảnh con người xuất hiện. Đây là vẻ đẹp đặc trưng trong thơ ca hiện đại, con người luôn là điểm hội tụ của bức tranh thơ “Có nhớ dáng người trên độc mộc”. Đây là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái trên con thuyền độc mộc đang chèo thuyền vượt qua sông.

Đến với câu thơ cuối, người đọc ấn tượng với sự đối lập, đó là giữa một bên “dòng nước lũ” như muốn cuốn trôi cái dữ dội cuộn trào của thiên nhiên, còn một bên là cành hoa mềm mại đang đong đưa “hoa đong đưa” tạo cảm giác thiên nhiên như đang hòa hợp với con người, hòa trong cảm xúc của con người. Cảm giác như cành hoa đang làm duyên, đong đưa theo chiều gió. Dáng hoa như hòa cùng dáng người trên con thuyền làm nên một bức họa thật lãng mạn nhưng không kém phần hào hùng.

Trong cuộc hành quân đường xa, người lính nhìn thấy nhiều mái nhà tranh chiều hoàng hôn, hiện lên những làn khói sương phủ thể hiện nơi đây có những con người của quê hương thân yêu đang sinh sống. Nó gợi nhắc ta tới những người thân thương nơi quê nhà gần gũi, gắn bó với người lính biết bao:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

Trong khổ thơ này, Quang Dũng đã xây dựng một hình ảnh người lính vô cùng chân thực thể hiện sự khắc nghiệt, gian khổ trong chiến tranh. Người lính phải chịu những trận sốt rét ác liệt, rồi nhiều bệnh khác khiến cho tóc dần rụng mất. Hình ảnh người lính hiện lên chân thực, giản dị và gần gũi. Hình ảnh những người lính không mọc tóc là sự chống chọi mạnh mẽ trước những khó khăn và anh dũng trước kẻ thù lớn mạnh. Dù cuộc sống thực tại như vậy, những người linh vẫn mơ mộng, vẫn có một trái tim ấm nóng với nhiều yêu thương trong lồng ngực. Hình ảnh người con gái nơi xa xôi vẫn hiện lên đầy thổn thức bởi tình yêu lứa đôi gắn liền với tình yêu quê hương, tạo thành tình yêu to lớn.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hình ảnh người chiến sĩ anh hùng, anh dũng hi sinh, nằm lại nơi chiến trường ác liệt, trở về trong lòng đất mẹ thân thương. Tuổi xuân, lòng nhiệt huyết của họ đã vì quê hương tổ chức mà hi sinh thân mình, nhưng họ không vì thế mà tiếc nuối, oán hận. Họ ra đi nhưng trong lòng ngập tràn niềm vui bởi mình đã hi sinh anh dũng rất xứng đáng với mảnh đất quê hương. Hình ảnh sông Mã cho thấy sự ra đi của người lính giữa tuổi hai mươi phơi phới khiến cho cỏ cây, đất trời, dòng sông cũng phải gào thét tiếc nuối.

Khổ thơ cuối bài, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, vẫn là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm:

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Khi gia nhập đoàn binh Tây Tiến, những người lính không hề biết nhau, họ đều là người xa lạ, không hề hẹn nhau đi lính là sẽ có ngày trở về. Tác giả một mình đối mặt với nỗi nhớ thương đồng đội, đối mặt với những sự hi sinh của đồng đội mình nơi biên cương cửa ải. “Ai” là đại từ chỉ nhà thơ hay chỉ người lính Tây Tiến, nó không được xác định. Có lẽ nhà thơ cố tình nói như thế để thay mặt cho tất cả những người lính trong đoàn quân Tây Tiến dù còn sống hay đã chết đều trở về Sầm Nứa. Bởi nơi đây chất chứa biết bao kỉ niệm của Tây Tiến, cũng ở nơi đó biết bao nấm mồ của những người anh hùng Tây Tiến “dãi dầu” cuộc đời mà nằm lại.

Xem thêm  3 địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2024 tại Thừa Thiên - Huế ở đâu?

Đọc Tây Tiến, cái ta cảm nhận không chỉ là vẻ đẹp hào hùng, sự hi sinh bi tráng mà còn là vẻ đẹp hùng vĩ của Tây Bắc. Có thể nói, với Tây Tiến, Quang Dũng đã xây dựng bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp.

(Nguồn: Lớp Văn Thầy Nhật)

PHÂN TÍCH TÂY TIẾN MẪU 2:

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bao giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời chiến. Chúng ta gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Tuy nhiên, có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực nhất là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính thành công, người đọc không thể quên được hình ảnh những người lính cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ cũng chính là nỗi nhớ của chính tác giả về những năm tháng chiến tranh ác liệt nơi chiến trường xưa. Bài thơ được mở đầu bằng một tiếng gọi tha thiết:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Phù Lưu Chanh là mảnh đất mà trước đây đoàn quân đã từng đi qua. Quang Dũng cùng rất nhiều thanh niên khác ở Hà Thành đã xếp bút nghiên lên đường ra chiến trường theo tiếng gọi của tổ quốc. Câu thơ cất lên như một tiếng gọi tha thiết về quá khứ từng trải qua. Sông Mã là con sông lớn, in dấu nhiều cuộc chiến tranh đổ lửa cũng như để lại bao nhiêu hoài niệm thời xa vắng của tác giả. Nỗi nhớ trong lòng tác giả là một nỗi nhớ “chơi vơi”. Một từ ngữ rất nhẹ nhưng dường như lại khiến cho nỗi nhớ thêm đầy, không thể nào vơi đi bớt.

Quang Dũng đã cụ thể hóa nỗi nhớ đó bằng những hình ảnh còn đọng lại trong ký ức về vùng đất chiến tranh ác liệt này:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi      

Mường Lát hoa về trong đêm hơi        

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm    

Heo hút cồn mây súng ngửi trời         

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Với những địa danh quen thuộc như “Sài Khao” và “Mường Lát” gợi nhớ về những năm tháng chiến tranh đó. Hai câu thơ với giọng rất êm, hình ảnh rất thi vị, nhẹ nhàng khiến cho người đọc cảm nhận đươc sự thi vị và lắng sâu. Đoàn quân Tây Tiến hành quân trong khói sương mù mịt, cái lạnh dường như len lỏi vào sâu trong tim. Một khung cảnh lãnh mạn, trữ tình giữa chiến tranh ác liệt thật khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đó chính là một sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc về thiên nhiên giữa núi rừng thăm thẳm.

Giữa thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, hình ảnh kì vĩ, bao la của thiên nhiên và đất trời được phác họa qua nét bút của tác giả khiến cho người đọc cảm nhận được cuộc sống gian khổ, cuộc chiến khó khăn của đoàn quân. Từ ngữ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đã phần nào diễn tả được sự gồ ghề, khó khăn, khập khiễng của núi rừng. Có cảm giác như đoàn quân phải vượt qua bao nhiêu ngọn núi, đối mặt với bao nhiêu hiểm nguy mới có thể giành được chiến thắng.

Có một hình ảnh rất đẹp, rất lãng mạn hiện lên “súng ngửi trời”. Thật thi vị và trữ tình. Hình ảnh “súng ngửi trời” là một hình ảnh mang tính chất nghệ thuật cao, gợi nên khung cảnh thật nên thơ. Nó hoàn toàn đối lập với cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở ngoài kia.

Chiến địa ác liệt, thiên nhiên hùng vĩ và nguy hiểm là những thử thách mà đoàn quân Tây Tiến cần vượt qua để chiến thắng được kẻ thù. Dù trong mưa bom bão đạn nhưng đoàn quân vẫn luôn lạc quan.

Câu thơ cuối cùng dường như lắng lại, bình dị, êm đềm:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Một câu thơ toàn vần bằng gợi lên những lúc nỗi lòng của đoàn quân không vướng bận bất cứ điều gì. Câu thơ diễn tả trận mưa rơi nhẹ tênh, phủ trắng xóa giữa núi rừng. Màn mưa ấy che kín lối đi, phủ kín những con đường mà đoàn quân đi qua.

Xem thêm  Đánh giá chi tiết Samsung Galaxy J5 và J7 – Bộ đôi đa tài

Sự tàn khốc ác liệt của thiên nhiên còn được diễn tả một cách gân guốc:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời

Thiên nhiên giữa núi rừng qua nét bút của Quang Dũng đã phần nào gợi lên sự khắc nghiệt, khó khăn, gian khổ, đầy những hiểm nguy. Và có rất nhiều chiến sỹ, nhiều đồng đội đã phải bỏ mình nơi đó, tuổi trẻ dở dang ước mơ dở dang. Sự trầm lắng của câu thơ tạo cho cả bài thơ sự thành kính và thiêng liêng đối với những người đã khuất.

Nối tiếp dòng cảm xúc đó là nỗi nhớ về những năm tháng êm đềm, với những con người bình dị, nghĩa tình nơi đây. Những kỉ niệm khó lòng quên được:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…

Hình ảnh những mái nhà tranh khi chiều muộn về có những làn khói trắng lan tỏa ra tạo thành từng lớp trắng lảng bảng ở trên núi. Nhớ mùa nếp xôi ấm lòng, gần gũi biết bao nhiêu. Những thước phim đó cứ cuồn cuộn, chảy mãi trong lòng người lính Tây Tiến.

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên ngày càng rõ nét và chân thực:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Một nét vẽ thực táo bạo và chân thực về lính Tây Tiến. Sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho những thanh niên Hà thành trở nên mạnh mẽ và chai lì. Mặc dù “không mọc tóc”, nhưng sự dữ dằn trong họ khiến quân giặc sợ hãi. Họ vẫn kiên định và mạnh mẽ, đấu tranh chống lại kẻ thù và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dù cuộc chiến có những trận bão giông, nhưng không khiến cho những người lính từ bỏ ước mơ. Họ từng là những thanh niên Hà thành cầm bút lên đường chiến đấu, và ở xa cũng có cảnh ngộ để họ nhớ, mong chờ, và làm động lực để tiếp tục điều này. Điều này xứng đáng được trân trọng đối với các lính.

Quang Dũng nhận ra sự khắc nghiệt của chiến tranh, những mất mát phải đánh đổi, những hi sinh phải đối mặt:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Có lẽ đây là đoạn thơ hào hùng, mang âm hưởng bi tráng nhất trong bài thơ. Những người chiến sỹ đã anh dũng nằm lại với đồng đội và với đất mẹ. Tuổi xuân của họ còn đó nhưng vì đất nước mà hi sinh, không tiếc nuối. Những con người vô danh nhưng luôn sống mãi trong lòng những người ở lại. Họ ra đi nhưng lời hẹn ước hòa bình ngày xưa sẽ để cho những người còn ở lại tiếp tục chiến đấu và cống hiến tất cả. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng thực sự gieo vào lòng người nhiều cảm xúc, là sự ngưỡng mộ, khâm phục và xót xa cho những gì đã xảy ra trong chiến tranh.

-/-

Dựa vào nội dung dàn ý phân tích bài thơ “Tây Tiến” đã được trình bày ở trên, chúng ta có thể triển khai các ý như sau:

Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng mang đậm tinh thần của sự hy sinh và lòng yêu nước. Bài thơ gợi lên hình ảnh về cuộc chiến Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ý 1: Phần mở đầu, nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. Trong bầu không khí trong lành, cây cỏ xanh tươi và đồng ruộng bao la, những người lính đang công việc cùng lời ca tụng quê hương.

Ý 2: Nhà thơ đưa ra hình ảnh rõ ràng về những người lính tuyệt vời của chúng ta. Họ là những người anh dũng, can đảm và sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc.

Ý 3: Nhà thơ tiếp tục miêu tả cuộc chiến Tây Tiến – một cuộc chiến khắc nghiệt và gay go. Hành trình từ căn cứ về miền Tây vào những ngày đầu là một cuộc chiến đầy khó khăn.

Ý 4: Sự khắc nghiệt và gian truân của cuộc chiến được thể hiện qua hình ảnh của máu, mồ hôi và nước mắt. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và lòng yêu nước mãnh liệt, các chiến sĩ Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ quê hương.

Ý 5: Cuối cùng, nhà thơ kết luận bài thơ bằng việc tôn vinh những người lính anh dũng của chúng ta – những người đã hy sinh không tiếc nuối để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bài thơ “Tây Tiến” là một tác phẩm mang tính chất ca ngợi và tôn vinh tinh thần yêu nước. Qua việc miêu tả rõ ràng các hình ảnh và thông điệp sâu sắc, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công cuộc chiến Tây Tiến và lòng yêu nước mãnh liệt của người Việt Nam.

Viết một bình luận