[Ebook] TẢI Vợ chồng A Phủ Full PDF & WORLD (SGK Ngữ Văn 12), Đọc Online

Có phải bạn đang cần tìm Vợ chồng A Phủ SGK Ngữ văn 12 File PDF không? Dưới đây, LDG đã tổng hợp đầy đủ từ File PDF và File World của tài liệu Vợ chồng A Phủ chi tiết nhất, bạn đọc có thể dễ dàng tải miễn phí. Cùng trải nghiệm nhé!

Giới thiệu đôi nét tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

✅Thể loại: Văn Học, Sách Giáo Khoa

✅Tác giả: Tô Hoài

✅Trích: SGK Ngữ Văn 12 Tập 2

✅Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục Việt Nam

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm kể về cuộc sống của Mị và A Phủ trong nhà thống lý Pá Tra làm nô lệ. Trước khi về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống tự do. Mị có tài thổi sáo giỏi, “thổi lá cũng hay như thổi sáo” khiến “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị hoàn toàn có thể có được một cuộc đời hạnh phúc, nhưngì mối nợ truyền kiếp từ cha mẹ mà Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lý, phải sống một cuộc sống không giống con người. Ở đó, Mị không chỉ bị giam cầm về thể xác mà còn bị giam cầm cả về tâm hồn của mình. Mị phải sống trong những đòn roi của A Sử, phải làm nhiều việc đến mức khiến Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa. Cuộc đời của Mị cứ tiếp diễn như một vòng lặp, Mị cảm thấy bản thân đã không còn cảm xúc nữa. Mị xuất hiện trong lời kể của nhà văn Tô Hoài trong khung cảnh của cuộc sống giàu sang nhưng lại đối lập với tâm thế bên trong con người Mị là mặt buồn rười rượi. Dưới ngòi bút của Tô Hoài gieo vào lòng người đọc những cảm xúc mãnh liệt về số phận con người mà cụ thể là nhân vật Mị. Sự xuất hiện của Mị giúp người đọc hình dung ra số phận của những kiếp người lao động dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.

Khi sống cuộc sống làm dâu trong nhà thống Lý, Mị phải chịu những đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Từ thái độ phản kháng, Mị trở nên cam chịu hoàn cảnh. Càng ngày, Mị càng câm lặng, chấp nhận số phận mà không một lời oán trách. Khuôn mặt cô dù trong hoàn cảnh nào cũng “buồn rười rượi”. Người phụ nữ ấy đã bị những khổ cực làm chai lì cảm xúc, mất hết ý niệm về thời gian, không gian vì buồng Mị nằm có cái cửa sổ có một lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

Tưởng rằng Mị đã vô cảm với thế giới bên ngoài nhưng chính thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân mà âm thanh của tiếng sáo là tác nhân khơi dậy lòng yêu đời, sức sống trong con người Mị. Từ đó, Mị đã có ý thức về bản thân, cô nhận ra mình vẫn còn trẻ và muốn được đi chơi ngày Tết. Mong muốn đã chuyển sang thành hành động: “Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” rồi quấn lại tóc, “lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” sửa soạn đi chơi. Tiếng sáo lửng lơ, mời gọi khiến Mị không thể chối từ. Cô đã thực sự hồi sinh và lột xác để thoát ra khỏi vòng áp chế của các thế lực cường quyền, thần quyền, phu quyền. Nhưng ý định của Mị chưa thực hiện được thì cô đã bị A Sử trói đứng vào cột nhà bằng cả thúng sợi đay. Dường như Mị đã quên đi nỗi đau về thể xác để tâm hồn đi theo những cuộc chơi.

✅Tác giả: Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, lớn lên trong một gia đình thợ thủ công. Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn và một cuốn truyền vua, viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay.

Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Theo ông: “Viết văn là một quả trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đạp vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

Tô Hoài cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trấn thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vùng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, hay động người đọc. Tiêu biểu trong số các sáng tác của ông là Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.

Xem thêm  Hướng dẫn đọc chỉ số huyết áp trên máy đo chuẩn nhất

Tóm tắt tác phẩm Vợ Chồng A Phủ chi tiết

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị được khắc họa trong truyện là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Trớ trêu thay vì để trừ món nợ truyền kiếp của cha mà cô phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Mị chấp nhận sống tiếp những chuỗi ngày đau khổ trong nhà thống lí.

Làm việc cả ngày lẫn đêm, không bằng con trâu, con ngựa trong nhà, Mị buồn rười rượi, lúc nào cũng ủ rũ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Khi mùa xuân về trên Hồng Ngài, nghe thấy tiếng sáo gọi mời thiết tha lại nhắc nhớ Mị về một thời đã qua, thời thanh xuân tươi đẹp, thời được rong chơi vì thế Mị lại rừng rực tâm thế muốn được đi chơi nhưng A Sử biết được nên đã trói đứng Mị, quấn tóc Mị lên cột khiến cô không thể cựa quậy được.

A Phủ là một chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì chống cự lại A Sử nên bị bắt oan, bị hành hạ và trở thành nô lệ cho cha con thống lí. A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà vì làm để hổ cắn chết mất con bò trong lúc chăn. Lúc đầu, chứng kiến thấy cảnh tượng ấy, Mị tưởng chừng đã quá đỗi quen thuộc với hình ảnh như vậy nhưng rồi lòng trắc ẩn cùng sự cảm thông, thấu hiểu cho bản thân mình cũng như A Phủ trỗi dậy, Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

Mẫu 1: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài kể về cuộc đời hai nhân vật Mị và A Phủ đều là người dân tộc Mèo. Mị được hiện lên trong tác phẩm là  một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tài thổi sáo, không biết bao người mê mẩn cô gái này. Nhưng bất hạnh thay cô gái ấy vì hiếu thảo với cha mẹ nên đã buộc phải cho nhà Thống Lí bắt về làm dâu ở đợ để trừ nợ của cha mẹ. Mới đầu về làm dâu, sống trong nhà A Sử, Mị buồn rầu, não nề, làm việc gì cũng mang gương mặt sầu não “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị làm việc quần quật, không ngơi tay chẳng bằng cả con trâu, con ngựa.

Mị bị giam hãm trong căn phòng kín, ánh sáng chỉ có thể lọt qua ô cửa sổ bằng bàn tay. Khi xuân đến, tiếng sáo gọi mời khiến Mị cồn cào, muốn được  rong chơi như ngày xưa, Mị chải chuốt, sắm sửa cho buổi đi du xuân thì  A Sử phát hiện nên đã trói Mị vào cột không cho Mị đi chơi. Còn chàng trai A Phủ xuất thân là một chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ có sức khỏe khỏe mạnh. Vì  A Phủ đã đánh A Sử nên bị bắt phạt ở đợ cho nhà thống lí. Và trớ trêu khi A Phủ vì trong một lần đi chăn bò đã sơ ý bị hổ ăn mất nên đã bị nhà thống lí tra tấn, hành hạ tàn bạo, bị trói đứng, bỏ đói suốt mấy ngày liền. Thấy được cảnh như thế,  Mị động lòng thương xót, thấu cảm cho A Phủ vì bản thân mình cũng trải qua những điều như vậy rồi cắt dây trói cho anh. Rồi họ chạy trốn lên Phiềng Sa gặp được A Châu và giác ngộ được ánh sáng của cách mạng đã cùng cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc yêu thương.

Mẫu 2: Tác phẩm Vợ chồng A Phủ xoay quay về cuộc đời của hai nhân vật trung tâm là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái dân tộc H’ Mông xinh đẹp, hiếu thảo, tài năng, luôn mang trong mình khát vọng về cuộc sống tự do. Mị bị A Sử bắt về làm dâu nhà thống lí để trừ nợ truyền kiếp của cha mình. Còn chàng trai khỏe mạnh, to cao, điển trai tên A Phủ chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử mà bị bắt về làm chân sai cho nhà thống lí.

Mị và A Phủ đều giống nhau ở chỗ có hoàn cảnh khổ cực khi phải làm việc không công cho nhà thống lí. Gương mặt xinh đẹp của cô gái ấy đã dần mất đi nét mặt vui tươi, lúc nào cũng ủ rũ, buồn rười rượi muốn đi chơi Tết cũng bị cấm đoán và bị trói lên cột nhà. Còn A Phủ thì bị đánh đập, tra tấn sau một lần làm mất một con bò đã bị trói đứng và bỏ đói đến gần chết. Được Mị vô tình bắt gặp trong một đêm đông Mị dậy sưởi ấm đã cảm thấy đồng cảm cho số phận của A Phủ nên đã quyết định giúp A Phủ trốn thoát bằng hành động cắt dây trói và cùng A Phủ chạy thoát khỏi Hồng Ngài. Sau khi đến Phiềng Sa,  A Phủ và Mị đã trở thành vợ chồng với nhau. Vợ chồng ấy đã giác ngộ được lý tưởng cách mạng và tham gia vào đội du kích để chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước.

Xem thêm  Cách tắt nguồn iPhone

Mẫu 3: Truyện viết về Mị – cô gái trẻ đẹp, hiền lành, sống ở Hồng Ngài nhưng buộc phải làm làm con dâu gán nợ nhà thống Lí Pá Tra. Về nhà A Sử làm dâu, Mị trở nên lầm lì, ít nói. Cô làm việc quần quật cho nhà thống lí Pá Tra chẳng khác gì một người tay sai trong nhà, không bằng con trâu, con ngựa. Trong dịp Tết đến xuân về, lòng cô xốn xang, cô cũng muốn đi chơi nhưng khi bị A Sử biết được hắn liền trói đứng trong buồng, Mị chẳng thể làm gì được nữa. Bên cạnh Mị, A Phủ là một chàng trai chăm chỉ, khỏe khoắn, làm được mọi việc nhưng chỉ vì đánh A Sử nên đã bị phạt vạ lây và phải làm nô lệ nhà cha con thống lí.

Một lần nọ, A Phủ để con hổ ăn mất con bò nhà thống lí nên đã bị trói đứng, bị bỏ đói mấy ngày liền tưởng như cận kề bên cái chết. Nhưng may mắn thay một đêm khi Mị vô tình dậy sưởi ấm ngày đông lạnh giá, Mị bắt gặp hoàn cảnh đáng thương của A Phủ và cảm thông cho chàng nên đã quyết định cởi trói để giải thoát cho A Phủ. Nghĩ về thân phận mình khổ cực nên Mị đã chạy trốn theo A Phủ đến Phiềng Sa, bỏ trốn cuộc đời bị giam cầm trong địa ngục trần gian và thành vợ thành chồng với A Phủ, bắt đầu một cuộc sống mới tươi sáng, hạnh phúc hơn. Rồi khi họ giác ngộ được Cách Mạng, họ đã cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.

Mẫu 4: Vợ chồng A Phủ viết về cuộc đời của đôi vợ chồng người H’Mông, người con gái tên là Mị và người con trai là A Phủ. Vì món nợ khi xưa của cha mẹ Mị mà buộc Mị phải đi làm dâu ở đợ cho nhà thống lí. Dù không muốn nhưng vì một lòng hiếu thảo với cha mẹ nên Mị đành phải làm vậy. Về nhà thống lí Mị bị đối xử thậm tệ còn chẳng bằng con trâu, con ngựa. Nhiều lần có ý định tự tử nhưng vì thương cha già nên Mị đã từ bỏ chuyện làm như vậy.

Khi không khí xuân về trên Hồng Ngài, những kỉ niệm ùa về, Mị muốn uống rượu no say và đắm chìm trong tiếng sáo nhớ về ngày tháng hạnh phúc, MỊ lại khao khát được du xuân, Mị yêu đời, chuẩn bị váy áo thì bị A Sử phát hiện hắn ta trói Mị lại, Mị không thể cầm cự được. Còn A Phủ một chàng trai vốn hiền lành, khỏe khoắn, chăm chỉ, làm được đủ mọi thứ việc nhưng vì một lần đánh A Sử mà đã bị bắt về ở đợ, làm thuê không công cho nhà thống lí.

Thật đáng thương khi một lần A Phủ để con hồ ăn mất một con bò nhà thống lí nên đã bị trói đứng, phạt không được ăn, bị tra tấn một cách tàn ác. Mị thấy vậy nhưng dửng dưng dửng như không có chuyện gì vì Mị đã quá quen với cảnh này trong nhà thống lí rồi  nhưng khi nhìn thấy A Phủ khóc vì tuyệt vọng,  Mị thương cho số phận A Phủ và cắt dây trói giúp A Phủ được trốn thoát khỏi nơi tồi tệ này, Cả hai chạy trốn đến Phiềng Sa nơi A Phủ và Mị được gia nhập với cách mạng kết thân với các cán bộ A Châu và chung tay góp sức mình đấu tranh bảo vệ quê hương, Tổ Quốc.

Mẫu 5: Truyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở Hồng Ngài. Cô bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Cô phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa. Khi mùa xuân đến, cô cũng muốn đi chơi liền bị A Sử trói đứng trong buồng. Chỉ đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ là một chàng trai nghèo, mô côi, khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động.

Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.

Mẫu 6: Câu chuyện kể về một cô gái có tên là Mị, nàng là một cô gái trẻ trung xinh đẹp, nết na, đa tài nhưng bạc phận. Vì cha mẹ của nàng thiếu nợ nhà Thống Lý Pá Tra nên nàng bị bắt về làm vợ của A Sử, con trai nhà Thống Lý để trừ nợ cho cha. Từ khi nàng về nhà Thống Lý, nàng trở nên ít nói hơn, suốt ngày lủi thủi trong nhà như con rùa nuôi trong xó cửa. Năm ấy tết đến, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo ở đâu vọng lại, tâm hồn nàng trở nên bồi hồi, thiết tha, nàng nhớ lại những chuyện xưa kia và nàng muốn đi chơi, nhưng bị chồng nàng ngăn cản không cho đi, bắt nàng phải ở nhà.

Xem thêm  Nên mua máy tính bảng nào cho trẻ em? Tiêu chí chọn mua máy tính bảng cho trẻ em bền đẹp, phù hợp

Trong một lần chồng nàng là A Sử đi chơi bên Làng bên, vì chọc ghẹo con gái nên bị A Phủ đánh, sau đó A Sử bắt A Phủ bồi thường tiền thuốc men cho A Sử, A Phủ không có tiền trả nên bị A Sử bắt về làm công trừ nợ suốt đời cho nhà A Sử. Trong đêm tình mùa đông năm ấy, A Phủ bị A Sử trói ở góc nhà, Mị trông thấy và nàng nghĩ lại cuộc đời mình, nàng thấy tủi thân cho và thương thay cho số phận của A Phủ, Nàng đã cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng bỏ trốn khỏi nhà Thống Lý Pá Tra.

Mẫu 7: Vợ chồng A Phủ câu chuyện kể về Mị cô gái xinh đẹp,hiền lành nhưng buộc phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ cho gia đình. Về làm vợ cho A Sử nhưng nàng trở nên ít nói, ít nói, lầm lũi. Trong dịp tết đến, Mị nghe được tiếng sáo khiến nàng trở nên bồi hồi và muốn đi chơi nhưng A Sử ngăn cản. Trong một lần trêu gái, A Sử bị A Phủ đánh, vì tức giận A Sử bắt A Phủ về. Tại đây, A Phủ bị bắt đền bù và làm công tại nhà trừ nợ. Nhìn thấy, A Phủ bị trói, bị đánh đập Mị nghĩ về cuộc đời mình. Nàng tủi thân và đồng cảm với số phận A Phủ nên quyết định cắt dây trói và giải thoát cho A Phủ. Mị cùng với A Phủ đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng và A Phủ giác ngộ với cách mạng.

Mẫu 8: Câu chuyện kể về hai con người H’mông (Mèo): Mị và A Phủ. Mị hiếu thảo, giàu sức sống, yêu đời nàng vì lòng hiếu thảo quyết định lấy A Sử giúp gia đình thoát nợ. Còn A Phủ vì đắc tội với A Sử nên bị bắt về nhà thống lí Pá Tra làm công trừ nợ. Mị say mê, yêu đời nhưng suốt ngày lầm lũi ít nói ít cười, làm công không thua gì con vật trong nhà. Còn A Phủ bị đánh đập, tra tấn vì để hổ ăn mất bò. Cảm thông hoàn cảnh và cùng cảnh ngộ, Mị cởi trói cho A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra sau khi đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng với nhau. A Phủ sau này được cán bộ là A Châu giác ngộ theo cách mạng và trở thành du kích tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp để bảo vệ quê hương, đất nước.

Mẫu 9: Mị là cô gái xinh đẹp nhưng có gia cảnh nghèo khó, xưa bố mẹ Mị không có tiền cưới phải vay tiền nhà thống lí Pá Tra. Suốt nhiều năm trời, bố mẹ Mị dù làm việc vất vả nhưng vẫn không trả hết nợ. Năm ấy, vào ngày tết, A Sử con trai thống lí đã lừa bắt Mị về cúng trình ma, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí vất vả hơn con trâu, con ngựa, Mị trở nên lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Trong ngày Tết, nghe tiếng sáo gọi bạn tình, Mị nhớ về ngày xưa, Mị thấy lòng mình phơi phới, muốn được đi chơi nhưng A Sử đã ngăn cản.

A Phủ vì đánh nhau với con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. Không có tiền nộp phạt, A Phủ trở thành người ở nợ cho thống lí. Một lần để hổ ăn mất bò, Pá Tra đã phạt trói A Phủ giữa sân. Khi đã cận kề với cái chết, A Phủ được Mị cứu thoát, sau đó Mị đã cùng A Phủ bỏ trốn khỏi nhà thống lí.

Mẫu 10: Mị là người con dâu gạt nợ nhà thống lí, tại đây Mị phải làm việc không kể ngày đêm, Mị dần trở. Trong những ngày Tết, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo gọi bạn vọng lại, Mị bồi hồi nhớ về ngày xưa, Mị nhận ra mình còn trẻ, Mị muốn được đi chơi nhưng A Sử bắt Mị phải ở nhà.

A Phủ là người làm nhà thống lí, vì làm mất một con bò mà bị phạt đánh, phạt trói giữa sân. Bị bỏ đói suốt nhiều ngày, A Phủ tuyệt vọng khi thấy mình cận kề với cái chết. Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thấy thương cho A Phủ, thương cho mình nên đã có quyết định táo bạo: cắt dây giải thoát cho A Phủ, sau đó cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí.

Link ĐỌC Ebook Vợ Chồng A Phủ PDF online trực tuyến 

Nên mua sách SGK Ngữ Văn 12 có chứa tác phẩm Vợ Chồng A Phủ bản quyền ở đâu? TẠI ĐÂY

Link tải tài liệu Vợ Chồng A Phủ PDF & World (Bản Quyền)

Nhớ để nguồn: [Ebook] TẢI Vợ chồng A Phủ Full PDF & WORLD (SGK Ngữ Văn 12), Đọc Online tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận