Hãy phân tích đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển. Giải thích vì sao mức độ đô thị hoá có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát bảng 2.5, bảng 2.6, hình 2.2, hãy phân tích đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển. Giải thích vì sao mức độ đô thị hoá có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước

Lời giải:

* Đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển:

– Đô thị hoá diễn ra từ rất sớm và gắn liền với công nghiệp hoá:

+ Đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi tập trung nhiều nhà máy, tư liệu sản xuất, nhân công và các ngành dịch vụ, dẫn đến sự tập trung nhanh chóng dân cư và hình thành nên hàng loạt các đô thị công nghiệp.

+ Các đô thị thường được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.

– Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm:

+ Qua nhiều thế kỉ phát triển đô thị phần lớn đã ổn định, đô thị hoá đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị ở các nước phát triển ngày càng giảm.

+ Thậm chí ở một số nước phát triển xuất hiện xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố nhỏ, thành phố vệ tinh do không có sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng, giá đất rẻ, nhà ở rộng rãi hơn, chất lượng môi trường tốt, cảnh quan đẹp,…

Xem thêm  Hé lộ Clip Cô gái bị đánh ghen, lột đồ ngay trên đường ở Bình Dương

– Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước:

+ Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở các nước phát triển đạt trung bình là 79,1 % (tăng 12,3% so với năm 1970).

+ Sự chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa các nước cao hơn sự chênh lệch giữa các khu vực

– Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển: Công nghiệp và dịch vụ phát triển, quy mô sản xuất mở rộng đã thu hút lao động đến làm việc tại các đô thị nhỏ, làm cho các đô thị này dần phát triển thành các đô thị lớn và cực lớn.

– Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến:

+ Các đô thị ngày càng có vai trò và tầm ảnh hưởng không những trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi khu vực và thế giới.

+ Các thành phố Luân Đôn, Niu Y-oóc, Tô-ky-ô, Pa-ri, Bec-lin,… đã trở thành thành phố toàn cầu, trung tâm chỉ huy nền kinh tế thế giới.

+ Bên cạnh đó, lối sống đô thị được phổ biến rộng rãi.

* Giải thích

– Mức độ đô thị hoá có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước vì tỉ lệ dân thành thị không giống nhau giữa các khu vực và các nước; trong khi đó, đây là tiêu chí dùng để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các khu vực và các nước.

Xem thêm  Xuất hiện concept Galaxy Note 6 với viền cạnh siêu mỏng

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình của đô thị hoá 

Quá trình đô thị hóa không tự diễn ra và thay đổi mà phụ thuộc vào 5 nhân tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, văn hóa dân tộc và trình độ phát triển kinh tế.

– Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến quá trình đô thị hóa. Các yếu tố tự nhiên thu hút dân cư mạnh hơn, từ đó quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn với quy mô rộng hơn.

– Các yếu tố tự nhiên điển hình có thể kể đến bao gồm:

Thời tiết, khí hậu

Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

Hệ thống giao thông

Sông ngòi, đất đai

Hệ thống sinh thá

đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển
đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển

– Điều kiện kinh tế xã hội

Đường lối và hệ thống chính sách của nhà nước: Là cơ sở pháp lý cho chính sách đô thị hóa và sự hình thành, phát triển mạng lưới đô thị. Những chính sách của nhà nước và thay đổi môi trường chính trị xã hội,… ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và cấu trúc đô thị và định hướng quá trình đô thị hóa. Chiến lược đô thị hóa là một bộ phận đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Sự phát triển kinh tế: Quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng như sự điều chỉnh địa giới hành chính, tình hình hội nhập trong nước và quốc tế đều ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa ở các quốc gia.

Xem thêm  Top phần mềm tách nhạc từ video siêu nhanh

Nguồn: thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận