Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn sử dụng loa kéo từ A đến Z đúng cách và hiệu quả nhất tại thtrangdai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, loa kéo ngày càng được sử dụng phổ biến trên thị trường bởi tính tiện lợi, gọn nhẹ, người dùng có thể dễ dàng đem đi bất cứ đâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng loa kéo đúng cách. Hãy cùng thtrangdai.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để biết sử dụng loa kéo từ A đến Z đúng cách và hiệu quả nhé!
Giới thiệu bảng điều khiển
Dưới đây là thông tin về bảng điều khiển của một loa kéo thông thường:
- Power: Được dùng để tắt mở nguồn điện.
- Volume: Dùng để điều chỉnh âm lượng của máy.
- Mic.Vol: Được sử dụng để điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ.
- Mic.Treble: Được sử dụng để điều chỉnh âm cao của micro.
- Mic.bass: Được sử dụng để điều chỉnh âm trầm của micro.
- AUX IN: Được sử dụng để kết nối với thiết bị âm ngoài như DVD, máy tính,…
- Charging: Đây là cổng sạc bin của loa.
- USB: Được sử dụng để kết nối với nhạc bằng USB.
- Micro SD: Được sử dụng để kết nối với nhạc bằng thẻ nhớ TF.
- Mode: Sử dụng để đổi chế độ phát (bluetooth, radio, thẻ nhớ, usb).
- Play/Pause: Đây là nút điều chỉnh phát hoặc dừng nhạc.
- Next: Qua bài khác.
- Back: Lùi lại bài cũ.
Ngoài ra, tùy vào mỗi hãng mà nhà sản xuất sẽ trang bị thêm cho loa nhiều cổng kết nối và nút điều chỉnh khác như: Nút điều chỉnh âm lượng Guitar, Jack cắm Guitar, Jack cắm Mic 6.5mm,…
Loa kéo Mobell MK-2120C 30W
Bật nguồn cho loa kéo
Hiện nay có 2 cách bật nguồn cho loa kéo được sử dụng phổ biến đó là sử dụng điện áp 110 – 220V từ lưới điện dân dụng hoặc sử dụng điện áp 12V qua adapter hoặc ắc quy cắm ngoài.
Bước 1: Nếu chú ý quan sát bạn sẽ nhìn thấy bên trong bộ phụ kiện của sản phẩm có một dây cắm nguồn (hoặc adapter) kèm theo. Bạn cần cắm dây đó vào ổ điện, sau đó gắn đầu còn lại vào cổng nguồn loa.
Bước 2: Tiếp tục tìm công tắc nguồn và khởi động nó. Công tắc nguồn có 3 chế độ là OFF (tắt), Battery (sử dụng pin)vàAC (sử dụng nguồn trực tiếp). Nếu bạn đang sử dụng loa ở nhà thì hãy gắn dây nguồn lấy điện trực tiếp từ lưới điện và để nút nguồn ở chế độ AC.
Trong trường hợp, khi sử dụng loa ở những nơi không có ổ điện hãy chuyển sang chế độ Battery để sử dụng pin. Khi đó thời gian sử dụng sẽ bị giới hạn khoảng 4 đến 10 giờ, trước khi sập nguồn hãy sạc lại pin cho loa nhé!
Sạc bình ắc quy loa kéo đúng cách
Bình ắc quy là nguồn điện được sử dụng để dự trữ năng lượng cho loa kéo. Vì thế, để giúp cho tuổi thọ của bình được kéo dài bạn cần biết một số lưu ý dưới đây:
- Hạn chế việc vừa sử dụng vừa sạc vì rất dễ làm chai ắc quy, giảm thời gian sử dụng liên tục của loa.
- Thời gian sạc đầy thông thường của một bình ắc quy khoảng 6 đến 8 tiếng, vì thế nên canh đủ thời lượng sạc đầy bình, tránh trường hợp khi sạc chưa đầy để kết thúc.
- Đảm bảo trong quá trình sạc bình nguồn điện được ổn định (220V), không bị chập chờn lúc mạnh lúc yếu, vì nếu xảy ra chập điện thì bình ắc quy rất dễ bị cháy nổ.
Cách kết nối loa kéo với nguồn phát
Tùy vào mỗi nhà sản xuất mà loa kéo của hãng đó sẽ có cách kết nối loa kéo với các thiết bị khác nhau. Dưới đây là 3 cách kết nối với loa kéo với nguồn phát thông dụng nhất:
Kết nối qua Bluetooth
Đây là một trong 3 cách được nhiều người sử dụng nhất. Kết nối không dây này khá tiện lợi trong quá trình sử dụng, đỡ bị rối rắm đồng thời phát huy tối đa sức mạnh công nghệ từ các nguồn phát của bạn. Để kết nối bạn thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Bật công tắc nguồn để khởi động loa. Tùy vào các dòng loa kéo sẽ có vị trí công tắc nguồn khác nhau, bạn bật công tắc nguồn để khởi động loa.
Bước 2: Sau khi bật công tắc nguồn sản phẩm thì bạn chọn qua chế độ Bluetooth trên loa bằng cách chọn vào phím chuyển đổi (1) cho đến khi đèn Bluetooth (2) nhấp nháy.
Bước 3: Trên điện thoại, truy cập vào mục Cài đặt > Bluetooth > Chọn vào tên loa cần kết nối, ở đây mình chọn vào loa kéo Acnos.
Trong trường hợp máy yêu cầu mật khẩu thì thông thường sẽ là 0000, 1234 hoặc 8888 phụ thuộc theo từng dòng máy mà mật khẩu sẽ khác nhau. Mật khẩu được nhà sản xuất có ghi trên các hộp đựng hoặc trong giấy hướng dẫn.
Kết nối bằng dây cáp
Trong một số tình huống thiết bị của bạn không hỗ trợ ghép nối bằng bluetooth thì hãy sử dụng dây cáp để ghép nối.
Phụ thuộc vào thiết bị hỗ trợ của bạn mà chọn được dây cáp nối với loa phù hợp. Thao tác ghép nối này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần lấy một đầu cắm vào INPUT trên loa, đầu còn lại cắm vào OUTPUT trên thiết bị phát nhạc là đã hoàn thành quá trình.
Sử dụng USB, thẻ nhớ
Phương pháp đơn giản nhất để sử dụng loa kéo hát karaoke là sử dụng USB hoặc thẻ nhớ để phát nhạc trực tiếp. Khi sử dụng cách này bạn sẽ không cần phải kết nối loa với thiết bị phát nhạc khác nữa.
Bạn chỉ cần lưu những bài nhạc yêu thích vào USB hoặc thẻ nhớ, khi cần dùng thì cắm chúng vào cổng USB hoặc khe cắm thẻ nhớ là có thể nghe âm nhạc, hát karaoke mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này bạn sẽ không thấy được chữ khi hát nhé.
Hướng dẫn kết nối loa kéo với micro
Có 2 loại micro phổ biến trên thị trường hiện nay vì thế mà thtrangdai.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối tương ứng với mỗi loại micro ngay dưới đây nhé:
Micro có dây
Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng micro có dây là chất lượng thu phát âm thanh tốt, độ bền cao đồng thời giá cả phù hợp không qua mắt.
Khi kết nối micro với loa kéo rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát trên bản điều khiển của loa để tìm cổng kết nối với micro, cổng vào micro (Mic IN). Khi đó bạn dùng tay gắn đầu cắm của micro vào cổng đó là đã kết nối và hát karaoke được rồi.
Micro có dây Zenbos MZ-328
Micro không dây
Micro không dây là một trong những thiết bị đánh dấu bước ngoặt các loại đồ dùng điện tử không dây. Tuy nhiên, để ghép nối với chúng là một điều không hề đơn giản.
Đối với loa và micro mới mua thì bản phải thực hiện thao tác ghép nối 2 thiết bị này với nhau lần đầu tiên. Để ghép nối bạn cần bật nguồn micro lên sau đó dò tìm tần số tín hiệu của loa, quá trình này khá phức tạp nó còn phụ thuộc vào từng loại model.
Tuy nhiên, quá trình ghép nối này chỉ cần thực hiện một lần duy nhất, sau lần sử dụng tiếp theo thì 2 thiết bị này sẽ tự động kết nối với nhau. Vì thế, nếu bạn không có nhiều kiến thức kỹ thuật thì hãy nhờ người bán ghép nối giúp bạn nhé.
Cặp micro không dây Zenbos MZ-212
Cách điều chỉnh âm thanh trên loa kéo
Dưới đây là hướng dẫn cách điều chỉnh âm thanh trên loa kéo:
- Treble: Nút này được sử dụng để điều chỉnh các âm cao của nhạc.
- Bass: Nút này được sử dụng để điều chỉnh các âm trầm của nhạc.
- EQ (Equalizer): Được sử dụng để điều chỉnh tăng giảm độ cong của âm tầng. Hiện nay còn có một số loa có EQ nút vặn và dòng loa có bảng điều khiển tăng giảm, phụ thuộc vào dòng máy bạn đang sử dụng mà điều chỉnh sao cho phù hợp nhé.
- Mic.Vol: Được sử dụng để điều chỉnh âm lượng lớn hay chỏ của micro.
- Mic.Treble: Được sử dụng để điều chỉnh âm cao của micro. Thông thường, tone nữ sẽ cao hơn tone nam vì thế khi điều chỉnh Treble cho nữa thì nên điều chỉnh ở mức vừa phải, điều này giúp hạn chế bị chói tai, hú loa,…
- Mic.bass: Được sử dụng để điều chỉnh các âm trầm của micro. Âm này thông thường sẽ được sử cho tone nam, vì thế khi bạn điều chỉnh ở mức vừa phải thì âm phát ra sẽ trong hơn, hay hơn.
- Echo: Được sử dụng để điều chỉnh độ sâu của hồi âm.
- Delay: Được sử dụng để điều chỉnh thời gian ngắn hay dài của hồi âm.
- Guitar.Volume: Được sử dụng để điều chỉnh độ vang lớn hay nhỏ của Guitar khi được ghép nối vào thiết bị.
Bước 1: Bạn đặt lại toàn bộ các nút điều chỉnh về 0. Sau đó bắt đầu điều chỉnh từng phần theo thứ tự như sau: Chỉnh âm thanh micro, chỉnh âm thanh nhạc, chỉnh âm thanh hệ thống.
Bước 2: Bạn vặn theo chiều kim đồng hồ nút chỉnh âm lượng đến hướng 9h, thử nói vào mic và nghe âm thanh phát ra từ loa, âm thanh nghe ổn định, to, rõ là được.
Sau đó, bạn tùy chỉnh âm lượng (không vặn quá hướng 1h) sao cho phù hợp với không gian phát loa và số lượng người nghe.
Micro không dây Zenbos MZ-201
Chỉnh âm treble cho micro (MIC TREBLE/HI.MIC): Đối với treble (âm bổng) của micro, bạn vặn từ từ sao cho âm thanh nghe rõ và trong nhất, thường vặn đến hướng 1h.
Chỉnh âm bass cho micro (MIC BASS/LOW.MIC): Về âm bass (âm trầm) của mic, bạn vặn cho đến khi nghe tiếng của mình ấm nhất.
Chỉnh âm MID: Với âm mid (âm trung) thì bạn chỉ nên chỉnh ở hướng 9h để đảm bảo nghe rõ âm trầm và âm bổng hơn.
Chỉnh ECHO: Thông thường khi chỉnh echo (độ lớn tiếng vang), bạn sẽ đếm 1, 2, 3, 4; đồng thời chỉnh đến hướng trong khoảng từ 9h đến 12h để âm thanh giọng hát có thể hài hòa với nhạc nhất.
Chỉnh REPEAT: Chỉnh repeat (tiếng vang), bạn đếm 1 và nghe số lần lặp lại, sau đó đếm tiếp 2 ,3 ,4.
Chỉnh DELAY: Delay là độ trễ của âm thanh, đây là phần chỉnh khó nhất. Bạn chỉnh sao cho tiếng vang của âm đầu tiên phải dứt trước khi tiếng chính âm thứ 2 phát ra.
Bước 3: Chỉnh nhạc sẽ đơn giản hơn nhiều so với chỉnh micro: Âm bass sẽ luôn thấp hơn âm mid và thấp hơn âm treble, để nhạc khi phát ra sẽ giữ được sự cân bằng trầm – bổng, cho bạn trải nghiệm nghe hay nhất.
Bước 4: Để đảm bảo âm thanh được loa phát ra rõ ràng, rành mạch bạn hãy đảm bảo nút điều chỉnh âm thanh hệ thống phải lớn hơn 50% – 80% (từ hướng 12h đến 4h).
Những sai lầm khi sử dụng loa kéo bạn nên biết
Chắc hẳn đã nhiều lần bạn gặp phải trường hợp vì quá vội mà tắt loa karaoke đi khi đang dùng ở mức âm lượng lớn và nghe một tiếng bụp rất to phát ra từ loa bass, điều này rất dễ làm cho bo mạch bên trong bị chập hoặc cháy. Để khắc phục bàn cần vặn nhỏ volumelại rồi mới tiến hành tắt loa.
Trong quá trình sử dụng loa kéo gặp tình trạng hú rất to ảnh hưởng đến những người xung quanh, thì rất có thể là do bạn để micro chĩa thẳng vào loa hoặc đứng quá gần loa làm cho đường truyền sóng tín hiệu truyền không tốt. Để khắc phục tình trạng bạn cần đứng cách loa khoảng 2 – 3 m và cầm phần thân dưới của micro khi hát nhé.
Mặc dù hiện nay trên thị trường có bán khá nhiều dòng loa kéo có thể vừa sử dụng vừa sạc, tuy nhiên nếu tình trạng như thế diễn ra trong một thời gian dài rất dễ làm cho bình điện hoặc pin của loa bị chai do phải nạp và xả liên tục. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng loa cho đến khi cạn kiệt pin rồi mới sạc, điều đó làm cho tuổi thọ của loa sẽ giảm nhanh chóng.
Không nên sử dụng loa kéo ở mức volume lớn nhất, vì nếu tình trạng như thế kéo dài sẽ làm cho màng loa bị trùng làm giảm chất lượng âm thanh hoặc nghiêm trọng hơn sẽ chát củ từ. Do đó, bạn chỉ nên để volume của loa ở mức cao nhất là 70-80% là âm thanh đã rất mượt mà, không bị rè rồi.
Mẹo bảo quản loa kéo, giúp tăng độ bền và tuổi thọ cho loa
- Bảo quản loa kéo đúng cách là một trong những yếu tố giúp cho loa tăng độ bền và tuổi thọ. Vì thế, không nên bảo quản loa ở những nơi ẩm ướt, điều đó sẽ làm cho các linh kiện điện tử bên trong loa bị hư hỏng.
- Không nên để loa dưới ánh mặt trời nắng mặt trời nhiều giờ liền, vì nắng gắt sẽ ảnh hưởng xấu đến chế độ hoạt động bình điện bên trong loa.
- Hãy bảo quản loa ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không khí lưu thông tốt.
- Thường xuyên vệ sinh vào bảo quản định kỳ cho loa bạn nhé.
- Bảo quản loa bằng cách dùng vải sạch trùm lên màng loa để hạn chế bụi bẩn bám vào hoặc có thể dùng thùng giấy khi mới mua loa có kèm theo để bảo quản.
Trên đây là hướng dẫn hướng dẫn sử dụng loa kéo từ A đến Z đúng cách và hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng để lại bình luận bên dưới để thtrangdai.edu.vn hỗ trợ bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn sử dụng loa kéo từ A đến Z đúng cách và hiệu quả nhất tại thtrangdai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nhớ để nguồn: Hướng dẫn sử dụng loa kéo từ A đến Z đúng cách và hiệu quả nhất tại thtrangdai.edu.vn
Chuyên mục: Blog