Hướng dẫn sửa lỗi khi CPU quá nóng cực đơn giản

Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn sửa lỗi khi CPU quá nóng cực đơn giản tại thtrangdai.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khi sử dụng máy tính để bàn thường xuyên bạn sẽ gặp một vài lỗi cơ bản về CPU, trong đó có thể kể đến lỗi khi CPU quá nóng. Hãy cùng thtrangdai.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân khiến CPU bị nóng và cách khắc phục lỗi này nhé!

CPU quá nóng có gây hại cho máy không?

Nhiệt độ hoạt động của CPU quá nóng có thể gây hại cho máy tính của bạn. Máy tính để bàn được thiết kế hoạt động ở một phạm vi nhiệt độ an toàn, việc vượt quá giới hạn nhiệt độ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Nhiệt độ quá nóng của CPU có thể làm giảm tuổi thọ của máy, giảm hiệu suất, hỏng linh kiện hoặc nhiều vấn đề khác liên quan.

Nhưng bạn cũng không cần quá hoảng hốt khi CPU bị lỗi nhiệt. Vì khi nhiệt độ của CPU tiệm cận ngưỡng nguy hiểm, hệ thống sẽ tự động kích hoạt các biện pháp an toàn để bảo vệ các thiết bị xung quanh. Máy tính hiện đại thường có các cảm biến và chức năng kiểm soát nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên mức đáng lo ngại, hệ thống sẽ tự động thực hiện các hành động như tắt nguồn hoặc giảm hiệu suất của CPU để làm nguội máy.

Asus S500SD i3 12100/8GB/256GB/Bàn phím/Chuột/Win11 có công nghệ CPU Intel Core i3 Alder Lake hiện đại với tốc độ nhanh 3.3 GHz

CPU nóng đến bao nhiêu độ thì được coi là nguy hiểm?

Tuy các máy tính hiện nay đa phần đều trang bị hệ thống bảo vệ tự động khi CPU quá nhiệt độ giới hạn, nhưng bạn cũng cần phải chú ý và phòng tránh những mức nhiệt độ có thể gây hư hỏng của CPU. Nhiệt độ an toàn cho CPU có thể thay đổi tùy thuộc vào mẫu mã và loại CPU. Dưới đây là các mức nhiệt độ thông dụng của nhiều máy tính mà bạn có thể tham khảo:

  • Dưới 60 độ C: Đây là một phạm vi an toàn khi CPU đang hoạt động.
  • 60 – 70 độ C: Đây là mức nhiệt độ ổn định cho CPU. Tuy nhiên, nếu máy tính hoạt động không hiệu quả trong khoảng này, có thể do hệ thống làm mát cản trở quá trình tản nhiệt.
  • 70 – 80 độ C: Khá nóng, nhưng chưa đạt mức nguy hiểm, nhưng khi CPU hoạt động ở mức tải cao trong thời gian dài, nhiệt độ này có thể làm giảm hiệu suất hoặc gây cản trở cho tốc độ xử lý.
  • 80 – 90 độ C: Khoảng nhiệt độ này đáng báo động cho CPU. Nếu máy tính phải hoạt động trong khoảng nhiệt độ 80 – 90 độ C trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều tác động không tốt cho hiệu suất và tuổi thọ của CPU.
  • Trên 90 độ C: Đây là mức cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng cho CPU và máy tính. Hệ thống có thể tự động tắt nguồn để ngăn cháy nổ hoặc hỏng các linh kiện bên trong.
Xem thêm  Xem Phim Hợp Đồng Hôn Nhân Full Tập 1,2,3,4,5 Trọn Bộ Thuyết minh 2023

Hãy chú ý xem máy tính có đang trong quá trình ép xung CPU (overclocking) hay không. Vì trong trường hợp này, nhiệt độ có thể tăng đến 90 độ C mà vẫn được xem là bình thường và không gây nguy hiểm.

Asus S500SD i3 12100/8GB/256GB/Bàn phím/Chuột/Win11 có công nghệ CPU Intel Core i3 Alder Lake hiện đại với tốc độ nhanh 3.3 GHz

Asus S500SD i3 12100/8GB/256GB/Bàn phím/Chuột/Win11 có công nghệ CPU Intel Core i3 Alder Lake hiện đại với tốc độ nhanh 3.3 GHz

Nguyên nhân dẫn đến CPU quá nóng

CPU chạy quá nhiều tác vụ nặng

CPU là một thiết bị quan trọng của máy tính, nó đảm nhận hầu như tất cả các tính năng và tác vụ của máy tính giúp duy trì hiệu quả hoạt động của máy tính. Nếu máy tính của bạn đang chạy quá nhiều tác vụ hoặc hoạt động thường xuyên thì CPU sẽ bị nóng lên do hoạt động với công suất lớn.

CPU quá tải sẽ rất dễ làm tăng nhiệt độ và dẫn đến hư hỏng

CPU quá tải sẽ rất dễ làm tăng nhiệt độ và dẫn đến hư hỏng

Lỗi phần mềm

Ngoài việc máy tính hoạt động hết công suất thì máy tính bị lỗi phần mềm cũng sẽ là nguyên nhân làm cho CPU bị nóng. Khi máy tính của bạn bị lỗi phần mềm thì màn hình máy tính sẽ bị treo hoặc tạm thời không sử dụng được, trong lúc đó CPU vẫn đang hoạt động với công suất rất lớn.

Khi phần mềm hoạt động không đúng cách hoặc gặp vấn đề, nó có thể tạo ra tải công việc lớn cho CPU và dẫn đến tăng nhiệt độ

Khi phần mềm hoạt động không đúng cách hoặc gặp vấn đề, nó có thể tạo ra tải công việc lớn cho CPU và dẫn đến tăng nhiệt độ

Quạt tản nhiệt bị bẩn

Quạt tản nhiệt có nhiệm vụ làm mát cho các linh kiện bên trong CPU khi hoạt động với công suất cao dẫn tới việc nhiệt lượng tỏa ra lớn. Nếu trường hợp quạt bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm cho khả năng tản nhiệt của quạt bị giảm đi rất nhiều và không đủ sức để làm mát bên trong CPU.

Khi quạt bị bám đầy bụi, lớp bụi này cản trở luồng không khí cần thiết để làm mát các linh kiện bên trong máy tính, bao gồm cả CPU

Khi quạt bị bám đầy bụi, lớp bụi này cản trở luồng không khí cần thiết để làm mát các linh kiện bên trong máy tính, bao gồm cả CPU

Keo tản nhiệt bị khô

Keo tản nhiệt cũng là một trong những bộ phận giữ vai trò tản nhiệt cho CPU của máy tính. Để keo tản nhiệt hoạt động tốt thì lượng keo trong keo tản nhiệt phải vừa đủ không bị quá khô. Nếu trường hợp keo tản nhiệt bị khô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tản nhiệt.

Khi keo tản nhiệt được đặt đúng cách, nó làm cho mặt tiếp xúc giữa CPU và tản nhiệt trở nên mượt mà hơn, tạo điều kiện tốt để nhiệt độ từ CPU được truyền đi

Khi keo tản nhiệt được đặt đúng cách, nó làm cho mặt tiếp xúc giữa CPU và tản nhiệt trở nên mượt mà hơn, tạo điều kiện tốt để nhiệt độ từ CPU được truyền đi

Xem thêm  6 hiểu lầm cơ bản về máy lọc nước RO nhiều người mắc phải

Thùng máy đặt ở nơi có nhiệt độ cao

Nếu các bộ phận tản nhiệt bên trong máy tính vẫn đang hoạt động bình thường mà CPU vẫn bị nóng thì bạn nên kiểm tra lại vị trí đặt CPU. Việc lựa chọn nơi đặt máy tính cũng như CPU rất quan trọng, nếu bạn đặt CPU ở nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao cũng sẽ dễ làm cho CPU bị nóng và hoạt động kém hiệu quả.

Nơi đặt CPU cũng rất quan trọng, môi trường quá ẩm hoặc nhiệt độ cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho CPU và các linh kiện khác

Nơi đặt CPU cũng rất quan trọng, môi trường quá ẩm hoặc nhiệt độ cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho CPU và các linh kiện khác

Cách khắc phục CPU quá nóng

Tắt các tác vụ không cần thiết

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp cho CPU giảm độ nóng đó chính là tắt đi những tác vụ không cần thiết hoặc các chương trình chạy ngầm. Ngoài ra, khi sử dụng máy tính chúng ta thường có thói quen mở rất nhiều cửa sổ và trang web khác nhau, nên tắt bớt các cửa sổ để CPU không bị nóng.

Các ứng dụng và tiến trình chạy ngầm có thể tạo tải công việc cho CPU mà bạn không nhận thấy, làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính

Các ứng dụng và tiến trình chạy ngầm có thể tạo tải công việc cho CPU mà bạn không nhận thấy, làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính

Vệ sinh các bộ phận làm mát

Khi đã trải qua một thời gian dài sử dụng thì các bộ phận làm mát sẽ bị bám rất nhiều vết bẩn và điều cần thiết bạn nên làm là vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn đó. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh nếu phát hiện bộ phận nào bị hỏng bạn có thể thay mới để tránh ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Vệ sinh định kỳ bằng cách làm sạch các bộ phận làm mát giúp duy trì hiệu suất làm mát tối ưu, giảm nhiệt độ hoạt động và bảo vệ các linh kiện bên trong máy tính

Vệ sinh định kỳ bằng cách làm sạch các bộ phận làm mát giúp duy trì hiệu suất làm mát tối ưu, giảm nhiệt độ hoạt động và bảo vệ các linh kiện bên trong máy tính

Thay keo tản nhiệt

Như đã nói ở trên, keo tản nhiệt bị khô sẽ làm cho CPU nóng lên, vì thế bạn cần thay mới keo tản nhiệt để khắc phục tình trạng đó. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn những loại keo tản nhiệt chuyên dụng cho máy để quá trình tản nhiệt được diễn ra tốt hơn và thời gian khô cũng chậm hơn.

Việc lựa chọn keo tản nhiệt chuyên dụng rất quan trọng để đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra hiệu quả và hiệu suất của máy tính được duy trì tốt

Việc lựa chọn keo tản nhiệt chuyên dụng rất quan trọng để đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra hiệu quả và hiệu suất của máy tính được duy trì tốt

Đặt thùng máy tại nơi thoáng mát

Để máy tính của bạn được hoạt động một cách tốt hơn và CPU không bị nóng thì bạn nên chú ý đặt máy tại nơi thông thoáng, khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp hoặc có nhiệt độ cao. Ngoài ra, tại vị trí của quạt tản nhiệt bạn không nên để bất kì vật cản nào quá trình tản nhiệt được diễn ra hiệu quả hơn.

Việc giữ vị trí của quạt tản nhiệt không bị cản trở cũng rất quan trọng để đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra hiệu quả

Việc giữ vị trí của quạt tản nhiệt không bị cản trở cũng rất quan trọng để đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra hiệu quả

Thường xuyên vệ sinh máy tính sạch sẽ

Việc vệ sinh máy tính định kỳ là một biện pháp quan trọng để giảm nhiệt độ CPU và duy trì hiệu suất hoạt động của máy tính. Khi bụi bẩn, lông thú cưng, và các hạt nhỏ tích tụ trên các bộ phận làm mát, chúng có thể cản trở luồng không khí và làm tăng nhiệt độ của CPU.

Xem thêm  So sánh 3 loại máy nước nóng năng lượng mặt trời

Bằng cách thực hiện việc vệ sinh định kỳ, bạn có thể giảm được tác động của nhiệt độ cao đối với hiệu suất và tuổi thọ của CPU

Bằng cách thực hiện việc vệ sinh định kỳ, bạn có thể giảm được tác động của nhiệt độ cao đối với hiệu suất và tuổi thọ của CPU

Nâng cấp phần cứng khi cần thiết

Khi máy tính trở nên cũ hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu công việc, việc nâng cấp bộ vi xử lý, bộ nhớ, hoặc card đồ họa mới có thể giúp tăng khả năng xử lý và giảm tải cho CPU. Tuy nhiên, trước khi thực hiện nâng cấp, bạn nên kiểm tra tính tương thích của các linh kiện mới với hệ thống hiện tại để đảm bảo rằng việc lắp đặt được thực hiện đúng cách.

PC MSI Creator P50 11SI i5 11400/16GB/512GB/6GB GTX1660/Win11 có hiệu năng mạnh mẽ chiến game hay sáng tạo nội dung đều mượt mà với CPU Intel Core i5 Tiger Lake

PC MSI Creator P50 11SI i5 11400/16GB/512GB/6GB GTX1660/Win11 có hiệu năng mạnh mẽ chiến game hay sáng tạo nội dung đều mượt mà với CPU Intel Core i5 Tiger Lake

Lắp ráp thêm quạt tản nhiệt

Lắp thêm quạt tản nhiệt là một biện pháp hiệu quả để giảm nhiệt độ CPU và các linh kiện khác bên trong máy tính. Khi lắp thêm quạt tản nhiệt, bạn cần xem xét về tính tương thích với bo mạch chủ và không gian bên trong để đảm bảo quạt hoạt động ổn định. Có hai loại quạt tản nhiệt phổ biến hiện nay là quạt tản nhiệt nước và quạt tản nhiệt khí.

  • Quạt tản nhiệt nước: Hệ thống tản nhiệt nước sử dụng dịch làm mát để tản nhiệt linh kiện. Nó có thể cung cấp hiệu suất làm mát tốt hơn so với quạt tản nhiệt khí trong môi trường làm việc yêu cầu tải cao. Tuy nhiên, nó thường đắt hơn và cần lắp đặt cẩn thận.
  • Quạt tản nhiệt khí: Đây là biện pháp phổ biến hơn, sử dụng quạt để làm mát tản nhiệt bằng việc thông qua không khí. Chúng thường dễ lắp đặt hơn và giá thành thấp hơn so với tản nhiệt nước.

Hệ thống tản nhiệt nước giúp làm mát các linh kiện bên trong máy tính bằng cách sử dụng dịch làm mát chảy qua các ống dẫn nhiệt để tản nhiệt

Hệ thống tản nhiệt nước giúp làm mát các linh kiện bên trong máy tính bằng cách sử dụng dịch làm mát chảy qua các ống dẫn nhiệt để tản nhiệt

CPU quá nóng sẽ rất dễ làm giảm tuổi thọ của máy tính. Để có thể sử dụng máy tính lâu bền, hãy tham khảo ngay bài viết trên và có điều gì chưa hiểu hãy liên hệ ngay đến thtrangdai.edu.vn để làm rõ hoặc được tư vấn kỹ hơn nhé!

Siêu thị thtrangdai.edu.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn sửa lỗi khi CPU quá nóng cực đơn giản tại thtrangdai.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Nhớ để nguồn: Hướng dẫn sửa lỗi khi CPU quá nóng cực đơn giản tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận