TẢI Trọn Bộ Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo, Cánh Diều PDF miễn phí

“Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo” là tác phẩm của nhiều tác giả có trình độ tiến sĩ trở lên, xuất bản lần đầu vào năm 2018. Cuốn sách này được biên soạn tuân thủ các tiêu chí và quy định của Sách Giáo Khoa mới, tập trung chú ý đặc biệt vào việc phát triển năng lực của học sinh thay vì chỉ truyền đạt kiến thức. Nội dung được xây dựng nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu rộng và khuyến khích tư duy sáng tạo trong lĩnh vực Khoa Học Tự Nhiên.

 

Giới thiệu đôi nét sách Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7

Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

✅Thể loại: Sách Giáo Khoa

✅Tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (đồng Chủ biên)

✅Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục

Bộ Sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn với định hướng giúp các em phát triển năng lực và phẩm chất, mở rộng tầm hiểu biết về thế giới tự nhiên, thoả mãn trí tò mỏ và lòng ham hiểu biết của lứa tuổi thiếu niên.

Bộ môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở là cầu nối giữa các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học của cấp Tiểu học với các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học của cấp Trung học phổ thông. Chính vì vậy, môn học khoa học tự nhiên tích hợp các kiến thức về vật lí, hoá học, sinh học, thông qua 4 chủ đề:

  • Chất và sự biến đổi của chất
  • Vật sống
  • Năng lượng và sự biến đổi
  • Trái Đất và bầu trời..

Thông qua môn học, các em sẽ được hòa mình vào các hoạt động học tập mang tính khám phá xuất phát từ những trải nghiệm và tình huống thực tiễn. Mỗi bài học bài học là một chuỗi các hoạt động học tập đa dạng, từ quan sát, tìm tòi, khám phá, đưa ra dự đoán khoa học, thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đến vận dụng kiến thức vào việc giải các bài toán lí thuyết của môn học, cũng như các tình huống thực tế của cuộc sống.

Sách Khoa học tự nhiên 7 sẽ giúp các em khám phá các tính chất cơ bản của thế giới tự nhiên thông qua những khái niệm, định luật và nguyên lí chung về sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác trong thế giới này.

Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Thể loại: Sách Giáo Khoa

Tác giả: Cao Cự Giác (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Hiệp, Tống Xuân Tám (đồng Chủ biên)

Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục

Chủ biên: Nguyễn Đức Hiệp, Tống Xuân Tám

Tác giả: Nguyễn Công Chung, Trần Hoàng Đương, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Lịch, Trần Thị Kim Ngân, Trần Hoàng Nghiêm, Lê Cao Phan, Trần Ngọc Thắng, Nguyễn Tấn Trung

Bộ Sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn với định hướng vùng các em khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 được cấu trúc gồm phần Mở đầu và 11 Chủ đề học tập mang đến cho các em những tri thức về chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi năng lượng, các nguyên lí, khái niệm chung về thế giới tự nhiên.

Đến với mỗi bài học, các em sẽ được tham gia vào chuỗi các hoạt động nhằm hình thành năng lực cho các em

  • Hoạt động Mở đầu bài học: đưa ra câu hỏi, tình huống, vấn đề của thực tiễn qua đó định hướng, gợi mở các em huy động kiến thức và kinh nghiệm để bắt nhịp một cách hứng thú vào bài học.
  • Chuỗi hoạt động Hình thành kiến thức: được xem là chuỗi hoạt động quan trọng nhất, khi các em cần tích cực quan sát hình ảnh minh họa, làm thí nghiệm, thảo luận, phán đoán khoa học để chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học.
  • Các hoạt động Luyện tập, Vận dụng: giúp các em ôn kiến thức, rèn kĩ năng của bài học và sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  • Hoạt động Mở rộng: giúp các em tìm hiểu bổ sung kiến thức hoặc ứng dụng liên quan đến bài học.
  • Cuối mỗi bài học là hệ thống bài tập tạo điều kiện để các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.
Xem thêm  Manchineel - loài cây "nguy hiểm nhất thế giới"

Bảng Giải thích thuật ngữ cuối sách là nơi mà các em có thể sử dụng để tra cứu nhanh các thuật ngữ khoa học liên quan đến bài học.

Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Cánh Diều

Thể loại: Sách Giáo Khoa

Tác giả: Mai Sĩ Tuấn (Tổng Chủ biên), Đinh Quang Bảo, Nguyễn Văn Khánh, Đặng THị Oanh (đồng Chủ biên)

Nhà xuất bản: NXB Đại học sư phạm

Giới thiệu tới các thầy cô, các em học sinh nội dung cuốn Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 – Cánh diều được chia thành ba phần: Chất và sự biến đổi của chất; Năng lượng và sự biến đổi; Vật sống. Sách được biên soạn dựa trên quan điểm “tinh giản, hiện đại; nội dung thiết thực, gắn liền với cuộc sống và khơi nguồn sáng tạo ở học sinh”. Nội dung và sắp xếp thứ tự các nội dung trong sách được tính toán kĩ lưỡng, đảm bảo logic khoa học và tuân thủ “tiến trình nhận thức của học sinh”.

Review cuốn sách Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 chi tiết

Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

Môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở là cầu nối giữa các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học của cấp Tiểu học với các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học của cấp Trung học phổ thông. Đây là môn học tích hợp các kiến thức về vật lí, hoá học, sinh học, thông qua bốn chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống. Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời..

Khoa học tự nhiên còn là môn học đặc thù, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành nên các bài học là một chuỗi các hoạt động học tập đa dạng, từ quan sát, tìm tòi, khám phá, đưa ra dự đoán khoa học, thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đến vận dụng kiến thức vào việc giải các bài toán lí thuyết của môn học, cũng như các tình huống thực tế của cuộc sống.

Sách Khoa học tự nhiên 7 sẽ giúp các em khám phá các tính chất cơ bản của thế giới tự nhiên thông qua những khái niệm, định luật và nguyên li chung nhất về sự đa dạng; tính cấu trúc; tính hệ thống; sự vận động và biến đổi; sự tương tác trong thế giới này.

Sách Khoa học tự nhiên 7 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, từ cách gắn kết kiến thức với thực tiễn đến cách tổ chức hoạt động học của các em,… Trong sách Khoa học tự nhiên 7, các hoạt động học tập mang tính khám phá xuất phát từ những trải nghiệm và tình huống thực tiễn sẽ giúp các em phát triển năng lực và phẩm chất, mở rộng tầm hiểu biết về thế giới tự nhiên, thoả mãn trí tò mỏ và lòng ham hiểu biết của lứa tuổi thiếu niên. Hi vọng là cuốn sách sẽ mang đến cho các em nhiều điều thú vị và thấy được khoa học là thiết thực và hữu ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

MỤC LỤC SÁCH KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Hướng dẫn sử dụng sách

Lời nói đầu

Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Chương 1. Nguyên tử, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Bài 2. Nguyên tử
  • Bài 3. Nguyên tố hóa học
  • Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương 2. Phân tử – Liên kết hóa học

  • Bài 5. Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
  • Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
  • Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

Chương 3. Tốc độ

  • Bài 8. Tốc độ chuyển động
  • Bài 9. Đo tốc độ
  • Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian
  • Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Chương 4. Âm thanh

  • Bài 12. Sóng âm
  • Bài 13. Độ to và độ cao của âm
  • Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Chương 5. Ánh sáng

  • Bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
  • Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng
  • Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng

Chương 6. Từ

  • Bài 18. Nam châm
  • Bài 19. Từ trường
  • Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản

Chương 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

  • Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • Bài 22. Quang hợp ở thực vật
  • Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
  • Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
  • Bài 25. Hô hấp tế bào
  • Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
  • Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật
  • Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
  • Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
  • Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
  • Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
  • Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Xem thêm  Full Clip Linh Miu tụt áo trên sân khấu lộ cả bầu ngực "căng tròn" gây phẫn nộ CĐM

Chương 8. Cảm ứng ở sinh vật

  • Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
  • Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
  • Bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Chương 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  • Bài 36. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 37. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
  • Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Chương 10. Sinh sản ở sinh vật

  • Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật
  • Bài 40. Sinh sản hữu tính ở sinh vật
  • Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
  • Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Giải thích một số thuật ngữ trong sách

Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018.

MỤC LỤC SÁCH KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Hướng dẫn sử dụng sách

Lời nói đầu

Mở đầu

Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Chủ đề 1: Nguyên tử – Nguyên tố hóa học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Bài 2: Nguyên tử
  • Bài 3: Nguyên tố hóa học
  • Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chủ đề 2: Phân tử

  • Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
  • Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
  • Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Chủ đề 3: Tốc độ

  • Bài 8: Tốc độ chuyển động
  • Bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian
  • Bài 10: Đo tốc độ
  • Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Chủ đề 4: Âm thanh

  • Bài 12: Mô tả sóng âm
  • Bài 13: Độ to và độ cao của âm
  • Bài 14: Phản xạ âm

Chủ đề 5: Ánh sáng

  • Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
  • Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
  • Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Chủ đề 6: Từ

  • Bài 18: Nam châm
  • Bài 19: Từ trường
  • Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn
  • Bài 21: Nam châm điện

Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

  • Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật
  • Bài 23: Quang hợp ở thực vật
  • Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
  • Bài 25: Hô hấp tế bào
  • Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
  • Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
  • Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
  • Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
  • Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
  • Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Chủ đề 8: Cảm ứng ở Sinh vật và Tập tính ở Động vật

  • Bài 32: Cảm ứng ở Sinh vật
  • Bài 33: Tập tính ở Động vật

Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật

  • Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật
  • Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật
  • Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Động vật

Chủ đề 10: Sinh sản ở Sinh vật

  • Bài 37: Sinh sản ở Sinh vật
  • Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở Sinh vật
Xem thêm  Loa Bluetooth kết nối nhưng không nghe được, không lên tiếng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

  • Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Bảng giải thích thuật ngữ

Phụ lục

Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Cánh Diều

SGK lớp 7 Cánh diều được biên soạn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh và quán triệt các quan điểm cơ bản được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Bộ sách đặt ra mục tiêu đơn giản, dễ dàng, phù hợp với cơ sở các trường phổ thông không chỉ ở thành phố mà cả ở nông thôn.

MỤC LỤC SÁCH KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 – CÁNH DIỀU

Tổng hợp danh pháp các nguyên tố hóa học

Mở đầu

Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất

Chủ đề 1. Nguyên tử. Nguyên tố hóa học

  • 1. Bài 1. Nguyên tử
  • 2. Bài 2. Nguyên tố hóa học

Chủ đề 2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • 1. Bài 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • 2. Bài tập (Chủ đề 1, 2)

Chủ đề 3. Phân tử

  • 1. Bài 4. Phân tử, đơn chất, hợp chất
  • 2. Bài 5. Giới thiệu về liên kết hóa học
  • 3. Bài 6. Hóa trị, công thức hóa học
  • 4. Bài tập (Chủ đề 3)

Phần 2. Năng lượng và sự biến đổi

Chủ đề 4. Tốc độ

  • 1. Bài 7. Tốc độ của chuyển động
  • 2. Bài 8. Đồ thị quãng đường – thời gian
  • 3. Bài tập (Chủ đề 4)

Chủ đề 5. Âm thanh

  • 1. Bài 9. Sự truyền âm
  • 2. Bài 10. Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
  • 3. Bài 11. Phản xạ âm
  • 4. Bài tập (Chủ đề 5)

Chủ đề 6. Ánh sáng

  • 1. Bài 12. Ánh sáng, tia sáng
  • 2. Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng
  • 3. Bài tập (Chủ đề 6)

Chủ đề 7. Tính chất từ của chất

  • 1. Bài 14. Nam châm
  • 2. Bài 15. Từ trường
  • 3. Bài 16. Từ trường Trái Đất
  • 4. Bài tập (Chủ đề 7)

Phần 3. Vật sống

Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

  • 1. Bài 17. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  • 2. Bài 18. Quang hợp ở thực vật
  • 3. Bài 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
  • 4. Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh
  • 5. Bài 21. Hô hấp tế bào
  • 6. Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
  • 7. Bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật
  • 8. Bài 24. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
  • 9. Bài 25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng thực vật
  • 10. Bài 26. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
  • 11. Bài tập chủ đề 8

Chủ đề 9. Cảm ứng ở sinh vật

  • 1. Bài 27. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
  • 2. Bài 28. Tập tính ở động vật

Chủ đề 10. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  • 1. Bài 29. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • 2. Bài 30. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở thực vật
  • 3. Bài 31. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật

  • 1. Bài 32. Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
  • 2. Bài 33. Sinh sản hữu tính ở sinh vật
  • 3. Bài 34. Các yếu tổ ảnh hưởng đến sinh sản và điều điều khiển sinh sản ở sinh vật

Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

  • 1. Bài 35. Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật
  • 2. Ôn tập chủ đề 9, 10, 11, 12

Link đọc Ebook Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 PDF online trực tuyến

Nên mua sách Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 bản quyền ở đâu? TẠI ĐÂY

Link tải sách Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 PDF (Bản Quyền)

Nếu bạn có khả năng hãy mua Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo bản gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.

Nhớ để nguồn: TẢI Trọn Bộ Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo, Cánh Diều PDF miễn phí tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận