Ancol là các hợp chất hữu cơ mà các em sẽ được làm quen trong chương trình Hóa 11. Khi học về các hợp chất này, các em sẽ tìm hiểu về Ancol Propylic là gì cũng như công thức cấu tạo, tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của nó. Đây cũng sẽ là những kiến thức quan trọng để giúp các em viết phương trình phản ứng và giải chính xác các bài tập liên quan sau này. Hãy cùng Marathon Education tìm hiểu chi tiết về hợp chất ancol này trong bài viết sau đây.
Ancol Propylic là gì?
Ancol Propylic là một hợp chất hữu cơ có phân tử chứa nhóm hydroxyl (OH) được liên kết với nguyên tử cacbon no. Công thức phân tử của Ancol Propylic là C3H7OH. Hiện nay, hợp chất này được sử dụng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhựa tổng hợp, dược phẩm và este xenluloza. Trong tự nhiên, Ancol Propylic chỉ được tìm thấy ở mức độ rất ít thông qua quá trình lên men.
Ancol Propylic thuộc loại ancol nào?
Ancol được phân loại dựa theo cấu tạo gốc hidrocacbon và số lượng nhóm OH. Theo đó, Ancol Propylic được phân loại như sau:
- Theo gốc hidrocacbon: Hợp chất thuộc loại ancol no, bậc 1, mạch hở.
- Theo gốc OH: Hợp chất thuộc loại ancol đơn chức.
Hợp chất này còn có một số tên gọi khác là Propan-1-ol, rượu Propylic, n-Propanol, Propanol.
Công thức cấu tạo của Ancol Propylic
Công thức cấu tạo chung của ancol là CnH2n+1OH (trong đó, n>=1)
Công thức cấu tạo của Propan-1-ol: CH3-CH2-CH2-OH
Tính chất vật lý của Ancol Propylic
Tương tự như ancol nói chung, Ancol Propylic có những tính chất vật lý sau:
- Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện thường, rượu Propylic là chất lỏng trong suốt.
- Rượu Propylic có khả năng tan vô hạn trong nước.
- Nhiệt độ sôi của rượu Propylic là 97,1 độ C, thấp hơn nhiệt độ sôi của muối, axit và cao hơn nhiệt độ sôi của hidrocacbon, ete, este,…
- Propan-1-ol là một hợp chất dễ cháy.
Tính chất hóa học của Ancol Propylic
Phản ứng với Natri
Ancol Propylic tác dụng được với Natri giải phóng khí H2.
Phản ứng với O2
Ancol Propylic tác dụng được với O2 tạo thành khí CO2 và H2O theo công thức tổng quát dưới đây:
Theo đó ta có:
Phản ứng với CuO
Ancol Propylic tác dụng với CuO khi được đun nóng sẽ tạo nên phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
Phản ứng với CH3OH
Ancol Propylic tác dụng được với CH3OH trong điều kiện có chất xúc tác là H2SO4 và nhiệt độ là 140 độ C:
Phản ứng với HBr
Phản ứng với axit axetic
Cách điều chế Ancol Propylic
Ancol Propylic không có sẵn trong tự nhiên mà phải được điều chế bằng nhiều cách khác nhau. Từ lâu, rượu Propylic đã được tìm thấy khi chưng cất phân đoạn dầu rượu tạp. Ngoài ra, hợp chất này là sản phẩm phụ được tạo thành khi lên men ngũ cốc hay khoai tây để sản xuất etanol.
Ancol Propylic cũng được sản xuất bằng cách hydro hóa propionandehit với chất xúc tác. Thông qua công nghệ oxo, propionandehit được sản xuất bằng cách hydroformyl hóa etylen, có sử dụng cacbon monoxit và hidro cùng các chất xúc tác như coban octacacbonyl hoặc phức chất rodi.
Trong phòng thí nghiệm, rượu Propylic cũng được điều chế bằng cách xử lý 1-iotopropan với Ag2O ẩm.
Bài tập về Ancol Propylic
Bài tập 1: Cho hợp chất có công thức phân tử là C3H8O. Viết công thức cấu tạo (dạng thu gọn) và gọi tên các ancol có công thức phân tử trên.
Lời giải:
CH3-CH2-CH2-OH: propan-1-ol (ancol propylic)
CH3-CH(OH)-CH3: propan-2-ol (ancol isopropylic)
Bài tập 2: Cho 8 chất sau: ancol propylic, ancol isopropylic, ancol anlylic, ancol isoamylic, đietylamin, anilin, etylphenylamin, isobutylamin. Các chất nào thuộc loại ancol bậc II và amin bậc II?
Lời giải:
Trước tiên, ta viết công thức của 8 chất trên:
Ancol propylic: CH3-CH2-CH2-OH: ancol bậc 1
Ancol isopropylic: CH3-CH(OH)-CH3: ancol bậc 2
Ancol anlylic: CH2=CH-CH2-OH: ancol bậc 1
Ancol isoamylic: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH: ancol bậc 1
Đietyl amin: C2H5-NH-C2H5: amin bậc 2
Anilin: C6H5NH2: amin bậc 1
Etylphenylamin: : C2H5-NH- C6H5 : amin bậc 2
Isobutylamin: CH3-CH(CH3)- CH2 -NH2
Dựa vào công thức hóa học của 8 chất, ta nhận thất có 1 ancol bậc 2 là ancol isopropylic và 2 amin bậc 2 là đietyl amin và etylphenyllamin.
Bài tập 3: Viết phương trình hoá học điều chế propen, propyl bromua, đipropyl ete từ ancol propylic và các chất vô cơ.
Lời giải:
Nguồn: thtrangdai.edu.vn
Chuyên mục: Blog