Đề đọc hiểu Thủ vĩ ngâm

Thủ vĩ ngâm là bài thơ mở đầu của tập Quốc âm thi tập của đại tác gia Nguyễn Trãi. Bài thơ có thể đã được ông sáng tác trong lúc Nguyễn Trãi bị giam cầm ở Đông Quan, hoặc sau khi ông bị vua Lê Thái Tổ ruồng bỏ do nghi ngờ liên quan đến án Trần Nguyên Hãn. Trong bài viết này, thtrangdai.edu.vn xin chia sẻ với bạn đọc để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và phương thức biểu đạt của bài thơ Thủ vĩ ngâm.

Đọc hiểu Thủ vĩ ngâm – Nguyễn Trãi

“Góc thành Nam lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn, dường ai quyến
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen thú thứa, ngại nuôi vằn
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian”

Câu 1. Xác định những câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên.

Câu 2. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3. Dựa vào nội dung bài thơ và các thông tin liên quan, hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi?

Câu 4. Em hiểu điều gì về hoàn cảnh của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên?

Câu 5. Cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

Câu 6. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? Nêu tác dụng.

Xem thêm  Cách kiểm tra dây đeo đồng hồ bằng da thật giả dễ dàng, chuẩn xác nhất

Câu 7. So sánh tâm thế của nhà thơ trong bài thơ này với tâm thế của nhà thơ trong những câu thơ sau:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Câu 8. Khái quát nội dung bài thơ.

Gợi ý trả lời

Câu 1. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên: 4 câu đầu và câu cuối

Góc thành Nam, lều một gian,

No nước uống, thiếu cơm ăn.

Con đòi trốn, dường ai quyến,

Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.

Góc thành Nam, lều một gian,

Câu 2.

Thể thơ Thủ vĩ ngâm: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Thủ vĩ ngâm: Biểu cảm

Câu 3. Nội dung bài thơ và các thông tin liên quan cho người đọc biết bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian: Nhà Hồ sang xâm lược, cha Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc, bản thân Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan.

Câu 4. Hoàn cảnh của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên: Nguyễn Trãi phải sống trong hoàn cảnh gò bó, mất tự do, sinh hoạt thiếu thốn: Cơm không đủ no, tôi đòi trốn mất, nhà cửa tuềnh toàng không người vun vén.

Câu 5. Cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên: Sống trong hoàn cảnh bị giam lỏng, tâm trạng Nguyễn Trãi u buồn, bức bối. Đó là lí do vì sao Nguyễn Trãi sau này tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.

Xem thêm  [Có Link] Lộ MV 6 phút thời còn yêu Hồng Thanh, DJ Mie lên tiếng phủ nhận: ‘Sao các bạn cứ phải xin để xem nhỉ, trên mạng thiếu gì, tôi cũng là con người bình thường thôi’

Câu 6. Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

Con đòi trốn >< Bà ngựa gầy, dường ai quyến >< thiếu kẻ chăn.

Ao >< Nhà, bởi hẹp hòi >< quen thú thứa, khôn thả cá >< ngại nuôi vằn.

Tác dụng:

– Nhấn mạnh hoàn cảnh sống túng thiếu, chật vật của Nguyễn Trãi khi bị giam lỏng cùng tâm trạng xót xa, bức bối của nhà thơ.

– Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 7. So sánh tâm thế của nhà thơ trong bài thơ này với tâm thế của nhà thơ trong những câu thơ sau:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

(Trích Gương báu khuyên răn số 43)

Tâm thế của nhà thơ trong hai bài thơ là khác nhau:

– Trong bài thơ Gương báu khuyên răn số 43 ta thấy nhà thơ hiện lên với tâm thế an nhàn, thảnh thơi, ông nhàn rỗi cả một ngày dài ngồi ngắm cảnh. Tâm trạng của Nguyễn Trãi vui với cảnh, nhìn cảnh vật vì thế cũng sinh động, nhiều sắc màu.

– Trong bài Thủ vĩ ngâm, Nguyễn Trãi xuất hiện trong tâm thế bất đắc dĩ, gò bó, bị mất tự do. Tâm trạng của ông vì thế cũng đau khổ, xót xa cho chính mình.

– Tâm thế của nhà thơ trong hai bài thơ khác nhau bởi được sáng tác trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời ông: Khi ông bị giam lỏng và khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, vui với thiên nhiên.

Xem thêm  Hướng dẫn cách đăng kí, kích hoạt tài khoản K+ trên TV Samsung

Nguồn: thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận