Giải mã những kí hiệu, nút bấm thường gặp trên máy ảnh DSRL

Bạn đang xem bài viết Giải mã những kí hiệu, nút bấm thường gặp trên máy ảnh DSRL tại thtrangdai.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Những ký hiệu và nút bấm trên máy ảnh DSLR với người không chuyên hoặc mới bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp khá lạ lẫm. thtrangdai.edu.vn sẽ giải mã những ký hiệu thường gặp trên máy ảnh DSLR trong bài viết dưới đây.

Front-Các nút bấm và kí hiệu ở mặt trước máy ảnh DSLR

F1: Shutter Button (nút chụp): Bạn nhấn nút này để chụp ảnh.

Việc nhấn nút chụp có hai giai đoạn: Nhấn một nửa nút sẽ kích hoạt chức năng AF (lấy nét), trong khi nhấn nó xuống hết cỡ sẽ giải phóng hoàn toàn màn trập và ảnh được lưu vào máy.

F2: Red-eye reduction/self-timer lamp (giảm mắt đỏ/ đèn hẹn giờ): 

  • Red-eye reduction (giảm mắt đỏ): Nếu bật chế độ giảm mắt đỏ trên máy ảnh của bạn, nhấn nửa chừng nút chụp đèn giảm mắt đỏ sẽ sáng lên khi bạn sử dụng đèn flash tích hợp.
  • Self-timer lamp (đèn hẹn giờ): Khi bạn đặt chế độ hẹn giờ, đèn này sẽ nhấp nháy cho đến khi hình ảnh được chụp.

F3: Lens Mount (khớp gắn ống kính): Phần này để bạn gắn ống kính hoán đổi cho máy ảnh. Để gắn ống kính, bạn sắp xếp chỉ số ngàm tương thích với ống kính và xoay ống kính theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bạn nghe thấy tiếng click.

F4: Lens Mount Index (chỉ số ống kính): Giúp bạn căn chỉnh ngàm tương thích của ống kính với máy ảnh:

  • Chấm màu đỏ: Dành cho ống kính EF (Có thể được sử dụng trên cả máy ảnh DSLR full-frame và APS-C của Canon).
  • Chấm màu trắng: Dành cho ống kính EF-S (Có thể được sử dụng trên máy ảnh DSLR Canon APS-C).

Các nút bấm và kí hiệu ở mặt trước máy ảnh DSLR

F5: Lens Release Button (nút nhả ống kính): Khi bạn nhấn nút này, chốt khóa ống kính rút lại cho phép bạn xoay ống kính một cách tự do. Trước khi chụp, hãy khóa ống kính vào vị trí bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ, cho đến khi bạn nghe thấy tiếng click.

F6: Mirror (gương lật): Chỉ có ở máy ảnh DSLR mới có bộ phận này, gương lật giúp phản chiếu ánh sáng từ ống kính vào khung ngắm, cho phép người chụp nhìn thấy bức ảnh qua khung ngắm trong thời gian thực. Gương sẽ lật lên ngay lập tức khi nhấn nút chụp ảnh (cửa trập được nhả ra hoàn toàn).

F7: Microphone (micro): Đây là micrô tích hợp để thu âm thanh khi quay phim. Micrô được sử dụng có thể là âm thanh đơn hoặc âm thanh nổi tùy thuộc vào kiểu máy ảnh.

F8: Built-in Flash (đèn flash): Đèn Flash giúp chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Ở một số chế độ đèn Flash được cài tự động.

Viewfinder Display–Các kí hiệu trên màn hình kính ngắm

V1: AF Point (điểm AF): Đây là điểm cho biết vị trí lấy nét trong khi chụp AF (tự động lấy nét). Điểm AF đã chọn sẽ được tô sáng màu đỏ. Bạn có thể chọn chọn điểm AF tự động hoặc thủ công.

V2: Shutter Speed (tốc độ màn trập): Giá trị này cho biết khoảng thời gian mà cửa trập mở. Giá trị tốc độ màn trập được biểu thị ở định dạng “1/tham số”. Tuy nhiên, chỉ có giá trị tham số được hiển thị trong khung ngắm.

Ví dụ màn hình hiển thị 1”3, có nghĩa là cửa trập sẽ mở trong 1/1,3 = 0,769 giây.

Các kí hiệu trên màn hình kính ngắm

V3: Aperture Value (giá trị khẩu độ): Giá trị này cho biết mức độ mà các lưỡi khẩu độ bên trong ống kính được mở. Giá trị nhỏ hơn có nghĩa là khẩu độ mở rộng hơn, cho phép thu được nhiều ánh sáng hơn. Phạm vi giá trị khẩu độ có thể lựa chọn thay đổi tùy theo ống kính đang sử dụng.

Xem thêm  Tư vấn mua chuột chơi game tốt, “mượt” nhất cho game thủ

V4: ISO Speed (độ nhạy sáng ISO): Ở đây biểu thị mức ISO, giá trị này thay đổi liên tục khi bạn cài đặt chụp tự động. Độ nhạy sáng ISO cao hơn giúp cảnh thiếu sáng trở nên rõ ràng hơn.

Rear-Các kí hiệu ở mặt sau máy ảnh DSLR

R1: Eyecup (đệm mắt): Bộ phận này thường làm bằng cao su hoặc chất liệu mềm để ngăn ánh sáng bên ngoài khi bạn nhìn qua kính ngắm.

R2: Viewfinder Eyepiece (kính ngắm): Đây là một ô cửa sổ nhỏ để bạn nhìn trực tiếp hình ảnh sẽ chụp. Khi bạn nhìn qua kính ngắm, ánh sáng bên ngoài sẽ giảm giúp bạn tập trung hoàn toàn vào cảnh chụp, giúp bạn căn hình ảnh dễ dàng hơn.

R3: LCD Monitor (màn hình LCD): Màn hình LCD hiển thị hình ảnh, các chức năng chụp và thông tin như menu, pin,…

R4: MENU Button (nút menu): Nút hiển thị menu điều chỉnh các chức năng khác của máy ảnh, tất cả các chức năng của máy ảnh hiển thị chi tiết trên menu.

R5: Playback Button (nút phát lại): Đây là nút để xem lại hình ảnh đã chụp. Nhấn nút một lần để hiển thị hình ảnh cuối cùng bạn chụp hoặc xem trên màn hình LCD.

R6: Wi-fi Lamp (đèn wifi): Đèn này có ở các máy có thể kết nối wifi. 

  • Đèn sáng: Kết nối Wi-fi đang bật.
  • Đèn nhấp nháy: Camera đang chờ kết nối hoặc đang kết nối lại.
  • Đèn nhấp nháy nhanh không liên tục: Lỗi kết nối.
  • Đèn nhấp nháy nhanh: Dữ liệu đang được gửi hoặc nhận.

R7: Access Lamp (đèn truyền dữ liệu): Đèn nhấp nháy khi có dữ liệu truyền giữa máy ảnh và thẻ nhớ, lúc này bạn không mở khe cắm thẻ hoặc nắp ngăn chứa pin. Làm như vậy có thể khiến máy ảnh bị trục trặc.

R8: SET Button/Multi-controller (nút cài đặt/ và các nút đa điều khiển): Các nút này cho phép bạn:

  • Di chuyển giữa các mục menu.
  • Di chuyển màn hình phóng to đến một điểm khác khi xem lại hình chụp.
  • Di chuyển điểm lấy nét AF khi chụp ảnh và nút SET xác nhận sự lựa chọn.

Các kí hiệu ở mặt sau máy ảnh DSLR

R9: ISO Speed Setting Button (nút cài đặt ISO): Bạn nhấn nút này để điều chỉnh ISO.

R10: Quick Control Button (nút kiểm soát nhanh): Nút này giúp bạn mở các cài đặt nhanh và lựa chọn cài đặt như ý muốn.

R11: Display Button (nút cài đặt hiển thị màn hình): Nút này cho phép bạn:

  • Bật / tắt màn hình.
  • Chuyển đổi thông tin khác nhau trong chế độ xem lại và trong khi chụp ảnh.
  • Hiển thị các cài đặt chức năng chính của máy ảnh khi menu được hiển thị.

R12: Erase Button (nút xóa ảnh): Nhấn nút này để xóa hình ảnh bạn không muốn giữ lại sau khi chụp.

R13: Focus Point Selection Button (nút chọn điểm lấy nét): Nhấn nút này để chuyển đổi giữa việc lấy nét thủ công hay tự động.

R14: Live View Shooting/ Movie Shooting Switch (nút quay và xem phim trực tiếp):

  • Sử dụng nút này để bật hoặc tắt hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD trong lúc chụp ảnh.
  • Khi máy đang trong chế độ quay phim, nút này giúp bạn bắt đầu quay hoặc dừng lại.

R15: Dioptric Adjustment Knob (núm điều chỉnh độ nét khi nhìn qua kính ngắm): Bạn xoay núm này để điều chỉnh độ nét khi nhìn qua kính ngắm.

Quick Control Button–Giải thích kí hiệu trên màn hình điều khiển nhanh

Khi bạn nhấn nút R10: Quick Control Button (nút kiểm soát nhanh) một màn hình sẽ hiện ra như sau:

QC1: Shooting Mode (chế độ chụp): Hiển thị chế độ chụp được chọn trên bánh xe chế độ.

Xem thêm  Bật mí công thức phối màu trang phục 'chuẩn' phong cách

QC2: Shutter Speed (tốc độ màn trập): Hiển thị khoảng thời gian màn trập mở. 

QC3: Battery Level (trạng thái pin): Hiển thị mức pin còn lại.

QC4: Shots Remaining (số ảnh có thể chụp thêm cho tới khi hết dung lượng thẻ nhớ): Cho biết số lượng ảnh còn lại có thể chụp. Số lượng này thay đổi theo dung lượng của thẻ nhớ cũng như chất lượng ghi hình mà bạn chọn.

Giải thích kí hiệu trên màn hình điều khiển nhanh

QC5: Image-recording Format/ Quality (định dạng/chất lượng ảnh): Hiển thị định dạng cũng như chất lượng hình ảnh.

QC6: ISO Speed (mức ISO): ISO 100 thường được đặt làm tiêu chuẩn, ISO cao hơn giúp dễ dàng chụp cảnh thiếu sáng.  Khi cài đặt ISO tự động, mức ISO tối ưu được chọn tự động hoặc bạn có thể cài đặt ISO thủ công theo ý muốn.

QC7: Aperture Value (giá trị khẩu độ): Giá trị này cho biết mức độ mà các lưỡi khẩu độ bên trong ống kính được mở. Giá trị nhỏ hơn có nghĩa là khẩu độ mở rộng hơn, cho phép thu được nhiều ánh sáng hơn. Giá trị khẩu độ còn được gọi là số f, thay đổi theo ống kính đang sử dụng.

Top-Những nút bấm và kí hiệu bên trên máy ảnh

T1: Focus Mode Switch (chuyển đổi chế độ lấy nét): Sử dụng công tắc này để đặt chế độ lấy nét ở chế độ tự động (AF) hoặc thủ công (MF).

T2: Speaker (loa): Loa phát âm thanh.

T3: Strap Mount (chỗ gắn dây đeo): Đây là nơi để bạn gắn dây đeo cho máy ảnh.

T4: Hot Shoe: Bạn có thể gắn thêm đèn flash hoặc một số phụ kiện ngoài tại đây.

T5: Power Switch (công tắc nguồn): Sử dụng công tắc này để bật hoặc tắt nguồn máy ảnh. Khi bạn bật máy lâu nhưng không sử dụng, máy sẽ tự động chuyển sang trạng thái chờ để tiết kiệm pin.

Đối với một số máy ảnh, công tắc nguồn đi kèm với biểu tượng quay phim cho phép bạn chuyển sang chế độ quay phim trực tiếp.

Những nút bấm và kí hiệu bên trên máy ảnh

T6: Mode Dial (bánh xe chế độ): Xoay bánh xe này để chuyển đổi chế độ cảnh chụp. Các chế độ chụp phần lớn được chia thành hai nhóm: sáng tạo và cơ bản.

  • Nhóm sáng tạo: Kí hiệu M, Av, Tv, P, nhóm này cho phép bạn chỉnh sửa các giá trị khi chụp ảnh theo ý muốn.
  • Nhóm cơ bản: Các kí hiệu còn lại như chụp chân dung, chụp chuyển động, chụp phong cảnh,… được máy cài tự động.

T7: Flash Button (nút bật tắt đèn flash): Sử dụng nút này để bật/tắt đèn flash. Khi bạn chọn các chế độ tự động đèn flash có thể tự bật lên tùy theo chức năng đang sử dụng.

T8: Main Dial (bánh xe đa mục đích): Đây là bánh xe đa mục đích cho phép bạn điều chỉnh một số cài đặt chụp (thường là khẩu độ / tốc độ màn trập / phơi sáng) và chuyển qua xem lại hình ảnh.

T9: Zoom Ring (vòng zoom ảnh): Bạn xoay vòng này để điều chỉnh độ dài tiêu cự, giúp phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh.

T10: Focus Ring (vòng lấy nét): Bạn xoay vòng này để lấy nét khi máy trong chế độ lấy nét thủ công (MF).

Side-Những bộ phận bên hông máy

A: Remote control terminal (kết nối với thiết bị ngoài): Đây là giắc cắm giúp bạn kết nối với một thiết bị bên ngoài.

B: Audio/Video OUT/Digital terminal: Cổng xuất ra âm thanh/ video/ thiết bị kỹ thuật số.

C: HDMI mini OUT terminal: Cổng HDMI.

D: N-Mark: Cho phép kết nối máy ảnh với smartphone.

Những bộ phận bên hông máy

Các chế độ thông dụng trên bánh xe chế độ (Mode Dial)

Sau đây là một số chế độ thông dụng trên bánh xe chế độ (Mode Dial).

Auto (Tự động): Ở chế độ Auto máy ảnh tự động thiết lập tất cả các thông số, bạn chỉ cần giơ máy ảnh lên và chụp. Chế độ này thuận tiện, dễ dàng cho người mới bắt đầu chụp ảnh hoặc chụp nhanh những bức ảnh mà không cần thiết phải can thiệp thủ công.

Xem thêm  Kem ủ tóc có tác dụng gì? 6 công dụng của kem ủ tóc khiến bạn mua ngay

Program (Chương trình): Ở chế độ này bạn có thể can thiệp chỉnh sửa một số thông số như ánh sáng, đèn flash, khẩu độ, tốc độ màn trập bằng cách xoay Main Dial.

Shutter Priority (Ưu tiên màn trập): Đây là chế độ thích hợp chụp chuyển động nhanh, bạn có thể kiểm soát được tốc độ chụp (tốc độ màn trập), tốc độ cửa trập càng chậm thì thời gian phơi sáng của cảm biến lâu hơn giúp cho bức ảnh càng sáng.

Trên các loại máy ảnh của Nikon, Minolta, Konica Minolta, Sony, Olympus, Sigma chế độ này đucợ kí hiệu chữ S, còn trên máy ảnh của  Canon, Pentax, Leica thường được ký hiệu là Tv.

Bánh xe chế độ

Aperture Priority (Ưu tiên khẩu độ): Ở chế độ này, bạn kiểm soát được khẩu độ tức độ mở của ống kính, khẩu độ mở càng lớn thì luồng ánh sáng lọt qua lỗ điều tiết ánh sáng (aperture) càng nhiều làm ảnh càng sáng.

Chế độ này thích hợp để làm mờ hậu cảnh và làm nổi bật chủ thể. Chế độ này thường được kí hiệu bằng A hoặc Av.

Manual (Chụp thủ công): Chế độ này cho phép bạn điều chỉnh tất cả các thông số theo ý muốn.

Night Portrait (Chụp chân dung ban đêm): Máy thiết lập các thông số để chụp chân dung với đèn flash nhìn tự nhiên nhất.

Macro (Chụp gần): Máy ảnh tự động lấy nét điểm trung tâm, bạn có thể chọn lấy nét thêm những điểm khác nếu máy ảnh có hỗ trợ tính năng Multi-Selector. Chế độ này giúp chụp rõ những hình ảnh nhỏ, cận cảnh rõ ràng hơn.

Sport (Thể thao): Thích hợp chụp chuyển động thể thao, chuyển động nhanh. Máy tự động lấy nét và theo dõi chuyển động để lấy nét, máy cũng hỗ trợ nếu bạn muốn lấy nét thủ công. Ở chế độ này đèn flash và đèn hỗ trợ lấy nét đều ở trạng thái tắt.

Child (Trẻ em): Chế độ này giúp làn da trông tự nhiên, mềm mại. Thích hợp chụp trẻ em. Chế độ này đèn flash được cài tự động.

Landscape (Cảnh quan): Máy sẽ sử dụng lấy nét AF điểm gần nhất, đèn flash và đèn hỗ trợ AF được tắt trong chế độ này. Được cài đặt để chụp phong cảnh, giúp tăng độ bão hòa màu sắc, độ tương phản và độ sắc nét.

Portrait (Chân dung): Chế độ này giúp nổi bật chủ thể chính, máy tự động điều chỉnh độ sắc nét và độ bão hòa màu sắc để làm làn da trông mềm mại tự nhiên. Đèn flash có thể tự động bật lên nếu ánh sáng yếu.

Scene (Cảnh): Khi truy cập vào chế độ này, màn hình sẽ hiện thêm một số cảnh được thiết lập sẵn trong máy để bạn có nhiều lựa chọn hơn.

Bài viết trên giới thiệu tới các bạn một số kí hiệu và nút bấm cơ bản trên máy ảnh DSLR, các kí hiệu này có đôi chút khác biệt tùy vào nhà sản xuất nhưng về cơ bản là tương tự nhau. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong việc làm quen với máy ảnh DSLR nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải mã những kí hiệu, nút bấm thường gặp trên máy ảnh DSRL tại thtrangdai.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Nhớ để nguồn: Giải mã những kí hiệu, nút bấm thường gặp trên máy ảnh DSRL tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận