SOẠN BÀI KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ (CÁNH DIỀU)

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 trong bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục.

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều với gợi ý chi tiết giúp các em chuẩn bị tốt bài học trước khi tới lớp.

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ (Cánh Diều)
Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ (Cánh Diều)

SOẠN BÀI KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ SÁCH CÁNH DIỀU

1. ĐỊNH HƯỚNG SOẠN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ

Định Hướng trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) là kể về một sự việc, một hành động,… của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

  • Xác định một sự việc, hành động, tình huống,… của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) mà em đã chứng kiến và để lại ấn tượng sâu sắc.
  • Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
  • Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có).
  • Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
  • Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,… phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

2. THỰC HÀNH SOẠN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ

Bài tập trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

   Hãy kể lại cho cá bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

Để nội dung bài kể đúng chủ đề và hấp dẫn được người nghe. Các em hãy làm thật tốt các bước sau:

a) Chuẩn bị trang 46 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

– Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà,…) Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm (đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.

Xem thêm  Nhan sắc nóng b.ỏng, cùng gia thế trâm anh không phải dạng vừa của hotgirl TDDC Phạm Như Phương vừa t.ố HLV "thu phế"

-Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.

– Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).

b) Tìm ý và lập dàn ý trang 46 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

– Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:

+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà) để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau), được mẹ chăm sóc.

+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian vào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó?

– Lập dàn ý cho bài kể (có thể bằng sơ đồ tư duy):

+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

+ Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.

Ví dụ: Với bài viết về trải nghiệm khi em bị ốm (đau), mẹ chăm sóc như thế nào, có thể triển khai theo gợi ý sau:

• Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Em bị mưa ướt, cảm lạnh, người sốt.

– Trình bày diễn biến của trải nghiệm. Có thể trình bày theo gợi ý sau:

Thời gian, địa điểm Suốt đêm mẹ ở trong phòng em, chăm sóc cho em
Ngoại hình, tâm trạng Gương mặt, ánh mắt mẹ lo lắng,…
Hành động, cử chỉ Mẹ lấy thuốc, dỗ dành em ăn cháo, uống thuốc, uống nước cam,…
Ngôn ngữ, thái độ Mẹ ân cần hỏi han, động viên em,…
Tình cảm, cảm xúc của em khi được mẹ chăm sóc Xúc động, thấy ân hận vì đã không nghe lời mẹ, thấy hạnh phúc, hiểu thêm tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ dành cho mình; thầm nhắc mình chú ý giữ gìn sức khoẻ để mẹ khỏi lo lắng, vất vả;…
Xem thêm  Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/12/2023 - XSMN 27/12 - SXMN 27/12

+ Kết thúc:

• Phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng người mẹ đối với những người con.

• Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm.

c) Nói và nghe trang 47 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Người nghe Người nói
– Kể về trải nghiệm theo dàn ý.

– Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc, những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;…

– Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói Và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định.

– Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

– Lắng nghe chăm chỉ để hiểu thông tin được chia sẻ.

– Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

– Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm (nếu em có mong muốn) (Ví dụ: Vì sao bạn cho đây là trải nghiệm đáng nhớ?).

d) Kiểm tra và chỉnh sửa trang 47 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

– Người nói:

+ So với yêu cầu ở mục c), em đã đạt được những gì?

+ Em muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó?

– Người nghe:

+ Đối chiếu với yêu cầu ở mục c) để rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe.

+ Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

Bài tham khảo:

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi khi tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Công việc của mẹ tôi bận rộn lại càng trở nên bận rộn hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị nắng, cơ thể mệt mỏi, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại… Tôi nằm rên rỉ… còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ nấu cháo nhanh chóng, rồi đặt túi đá lên người tôi. Sau đó, mẹ giúp tôi đo nhiệt độ. Đôi khi, mẹ lại sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cảm giác khô ráp chai sạn biến mất, tôi chỉ thấy như đôi bàn tay ấy có sức mạnh kỳ diệu khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ giúp tôi ngồi dậy, tựa đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm sóc cho tôi từng viên thuốc.

Thấy tôi uống có vẻ khó khăn, mẹ lại động viên: “Hãy cố gắng uống nhanh để mau khỏi bệnh rồi còn đi học với thầy cô, bạn bè, nghe mẹ kể chuyện và dạy con học nữa chứ?” Dù mệt nhưng tôi vẫn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, mái tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đưa cho tôi. Hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ hàng ngày lại tràn về trong tôi. Tay mẹ lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm tôi cảm thấy mát mẻ. Lúc này, tôi mong mình mau khỏe để nhìn thấy ánh mắt mẹ cười thật vui mỗi khi tôi về nhà sau giờ học, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ về những lời khen của thầy cô.

Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya và dậy sớm để làm việc nên khi tôi ốm, mẹ phải cống hiến nhiều hơn. Mẹ trở nên mệt mỏi và gầy hơn. Tôi trưởng thành từ đôi tay của mẹ, từ tấm lòng yêu thương và chăm sóc của mẹ. Sự âu yếm yêu thương của mẹ để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về một tình mẹ vô tận, bao la! Tôi mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ không phải vất vả vì tôi. Không phải ai cũng đều được mẹ chăm sóc, đây là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy, hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể, bạn nhé.

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh diều, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt!

Nguồn: thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Xem thêm  Những câu nói ngắn gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa về tình bạn

Viết một bình luận