Thị Màu lên chùa – Chèo (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả – Tác phẩm: Thị Mầu lên chùa bao gồm việc tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, thể loại, bố cục, tóm tắt nội dung, giá trị nghệ thuật, và sơ đồ tư duy của sách giáo khoa Văn 10 về tác phẩm Thị Mầu lên chùa.

I. Khái quát tác phẩm Thị Mầu lên chùa

1.Thể loại

Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khán giả ở Thăng Long nói riêng và cả nước ta nói chung.

Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời và phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đã đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt Nam, Chèo phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.

Các vở chèo nổi tiếng như “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Quan Âm Thị Kính”,…

2. Xuất xứ

a. Chèo Quan Âm Thị Kính

Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Các vở chèo kinh điển của nghệ thuật chèo được lưu giữ lại đến nay gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình – Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức gặp tiên mang tính tiêu biểu, được coi là chuẩn mực, tạo ra sức ảnh hưởng cho các vở chèo sau này. Hầu hết các làn điệu chèo đều được trích ra từ các vở chèo kinh điển này.

b. Đoạn trích Thị Màu lên chùa

Xem thêm  Top 8 phần mềm dạy học online hiệu quả bạn nên biết

Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm

3. Giá trị nội dung

– Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm

– Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ

4. Giá trị nghệ thuật

– Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc.

– Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo.

– Nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống hấp dẫn.

5. Tác phẩm Thị Mầu lên chùa

THỊ MẦU: Này chị em ơi

Nay mười tư mai đã là rằm

Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa.

Chị em lên chùa từ bao giờ nhỉ?

TIẾNG ĐẾ: Mười tư, rằm!

THỊ MẪU: Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ

Đò đưa cấm giá! tôi lên chùa từ mười ba.

Mười ba,

Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm

Trước vào lễ Phật, sau thăm vãi già

Tôi bước vào lễ Phật Thích Ca

Lễ đức Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng!.

(xưng danh) Tôi Thị Mẫu con gái phú ông

Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng

Tiền cùng gạo lên chùa tiến cúng.

Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào.

KÍNH TÂM: A di đà Phật! Chào cô lên chùa!

THỊ MẦU: A di đà Phật!

KÍNH TÂM: A di đà Phật

Tam Bảo Như Lai

Của ai phúc nấy

A di đà Phật! Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ

THỊ MẦU: Tên em ấy à?

Là Thị Mầu, con gái phú ông

Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đấy nhá!

KÍNH TÂM: A di đà Phật!

Khấn nguyện thập phương

Kính trình Tam Bảo!

Lòng người có đạo

Đêm của cúng dường?

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Tuy vân bạc lễ

Đãn kiến thành tâm?

Phật tổ giám lâm

Quý thần soi xét!

A di đà Phật! Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

THỊ MẦU: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

TIẾNG ĐẾ: Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

THỊ MẪU: Đẹp thì người ta khen chứ sao

Này chị em oi,

Người đâu đến ở chùa này

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!

THỊ MẪU: Ấy mấy thầy tiểu ơi

Xem thêm  Dung lượng pin trên Galaxy S6 rất là khiêm tốn

TIẾNG ĐẾ: Mẫu ơi mất bò rồi!

THỊ MẪU: Nhà tao còn ối trâu!

Này thầy tiểu ơi!

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở!, đi rình của chua.

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật.

TIẾNG ĐẾ: Mẫu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

THỊ MẪU: Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhấtđấy!

TIẾNG ĐẾ: Dơ lắm! Mầu ơi

THỊ MẪU: Kệ tao! Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh chol

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!

THỊ MẪU: Ấy mấy thầy tiểu ơi!

(hát ghẹo tiểu)

Song đứng trước cửa chùa

Tôi vào tôi gọi, thầy tiểu chẳng thưa, tôi buồn

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thì lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Mẫu đơn giống cảnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Muốn cho có thiếp có chàng.

Ba sáu mười tám, cơm hàng có canh

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Trúc xinh trúc mọc sân đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!

(Nói) Bỏ mõ em đánh chỗ nào! Người đâu thấy gái mà lại chạy hết

(Kính Tâm bỏ chạy)

Chẳng trăm năm cũng một ngày

Gương kia còn đó, tấm áo này còn hơi

Chị em ơi, tôi lấy hơi thầy tiêu xem, chị em nhé!

À, kinh mõ của chú tiểu còn bỏ đó, thế nào cũng phải ra đây.

Tôi tìm chỗ nấp, thế nào tôi cũng nắm tận tay chú tiểu thì tôi mới nghe!

(nấp)

KÍNH TÂM: (ra, nói) Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc

Thấy nhân duyên nghĩ lại nực cười

Hẳn vô tình thế mới trêu ngươi

Vì hữu ý nên rằng hoảng mắt

Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là…

THỊ MẪU: (xông ra, nắm tay Kính Tâm) Đây rồi nhé!

KÍNH TÂM: Mô Phật!

THỊ MẪU: Bó mô Phật đi!

KÍNH TÂM: Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

THỊ MẪU: Đưa chối đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghel

Này chú tiểu oil

Mong cho chú tiểu quét sân

Xích lại cho gần, cằm chổi quét thay

Lá tình không gió mà bay!

Nào, ăn với em miếng giấu! đã nào! (Kính Tâm bỏ chạy)

Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

Ới này thầy tiểu ơi!

Muốn rằng cây cải cho xanh

Thài lài, rau dệu? tám thành bờ tre

Lắng tai tôi nói cho mà nghe

Tri Âm chẳng tỏ tri ân

Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!

Xem thêm  Nhận định, Soi kèo Faroe vs Ba Lan, 1h45 ngày 13/10

TIẾNG ĐẾ: Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

THỊ MẦU: Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thòi

(hạ)

(Theo Hà Văn Cầu (Chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn), Kich bản chèo, quyển 1,

Hội văn nghệ dân gian Việt Nam – NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014, tr. 272 – 276 và 317 – 320)

6. Sơ đồ tư duy

Thị Màu lên chùa - Chèo (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

 

II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Thị Mầu lên chùa

Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Lời giải:

+ Đoạn trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính

+ Nhân vật có đào thương – Thị Kính, đào lẳng – Thị Mầu

+ Có lời thoại của tiếng đế

Câu 2: Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường? Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu.

Lời giải:

Mọi người lên chùa mười tư còn Thị Mầu lên chùa mười ba. Các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu: Mười ba, mười bốn, mười lăm.

Câu 3: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Lời giải:

Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mfnh nhơ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đén ”Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”

Câu 4: Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?

Lời giải:

Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay

Câu 5: Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không? Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu.

Lời giải:

Thị Mầu không quan tâm đến việc vào Lễ Phật mà chỉ quan tâm chọc ghẹo, lẳng lơ với chú tiểu.

Hành động, ngôn ngữ: “thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua”; “người đâu ở chủa này/cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang/ấy mấy thầy tiểu ơi”.

Nguồn: thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận