Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?  Đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hôm nay, dưới dây ldg.com.vn giải đáp Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai, một cách chi tiết và chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!

Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

Câu hỏi: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

A. Trần Nhân Tông (Trần Khiêm)

B. Trần Thánh Tông (Trần Hoàng)

C. Trần Thái Tông (Trần Cảnh) 

D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)

Trả lời: Đáp án đúng: C. Trần Cảnh 

Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

Giải thích:

Thông tin Tiểu sử vua Trần Thái Tông

Trần Thái Tông (9/7/1218 – 5/5/1277) tên thật là Trần Bồ. Sau này đổi thành Trần Cảnh. Ông là con trai thứ hai của quan Nội thị phán thủ Trần Thừa. Mẹ ông là Thuận Từ Hoàng hậu Lê thị. Bên cạnh đó, ông được biết đến là là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Ông lên ngôi nắm quyền từ năm 1226 đến năm 1258, và đổi niên hiệu là Kiến Trung.

Trong 33 năm nắm quyền, vua Trần Thái Tông đã ban hành và thực thi nhiều chính sách. Liên quan đến mở rộng kinh tế, củng cố quốc phòng, phát triển văn hóa giáo dục và xây dựng nước Đại Việt trở nên ngày một hùng mạnh. Đánh bại cuộc tấn công xâm lược của quân Mông Cổ năm 1258. Cũng trong năm đó, ông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng để lên làm Thượng hoàng cho đến khi qua đời năm 1277.

Trần Thái Tông sinh ngày 9 tháng 7 năm 1218 và mất ngày 5 tháng 5 năm 1277, tên thật là Trần Cảnh. Trần Thái Tông chính là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Ông đã đặt nền móng và xây dựng nên một trong những thời đại hưng thịnh nhất của lịch sử nước ta. Ngoài ra, vua Trần Thái Tông có nhiều đóng góp to lớn để giúp đất nước thái bình, đời sống nhân dân ấm no, đoàn kết.

Trần Thái Tông là người nhân hậu, độ lượng, luôn đặt xã tắc lên làm đầu, coi đời sống nhân dân là trên hết. Dưới thời cai trị của ông, đất nước thái bình, xã tắc yên ổn, nhân dân an nhiên cày cấy tăng gia sản xuất. Trần Thái Tông cũng có nhiều cải cách đáng kể để xây dựng đất nước. Ông cũng là người theo đạo Phật vậy nên những chính sách trị vì của ông cũng mang tính khoan dung của Phật pháp.

Về mặt ngoại giao, vị minh quân này đã thành công dẹp loạn giặc Chiêm, đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất.

Xuất thân và gia đình

Trần Thái Tông lúc nhỏ ban đầu có tên là Trần Bồ, sau này đổi tên thành Trần Cảnh. Trần Cảnh sinh ra tại Tức Mặc, Hải Ấp, nay là phường Vượng Lộc, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông sinh ra trong một gia đình quyền thế. Cha ông là Trần Thừa giữ chức Nội thị phán thủ, mẹ ông là Thuận Từ Quốc Khánh hoàng hậu – Lê Thị Thái.

Trần Thái Tông là con trai thứ 2 của Trần Thừa, bên cạnh ông còn có các người anh em như: Trần Liễu, Trần Nhật Hiệu, Trần Bà Liệt, Trần Di Ái, công chúa Thụy Bà, công chúa Thiên Thành. Chú ruột của ông là Trần Tự Khánh và người chú họ là Trần Thủ Độ đều là những người nắm giữ các vị trí trụ cột và có quyền lực nhất hoàng cung lúc bấy giờ.

Hậu phi của Trần Thái Tông được ghi chép lại bao gồm: người đầu tiên là Lý Chiêu Hoàng cũng chính là vị nữ vương cuối cùng của triều đại nhà Lý, người sau này nhường ngôi cho Trần Thái Tông. Người vợ thứ 2 là Chiêu Thánh vốn là vợ của anh trai ông Trần Liễu, bên cạnh đó còn có Huệ Túc phu nhân Hoàng thị-là con gái của một thổ quan nhà Tống và nhiều người khác không rõ danh tính.

Hậu duệ của Trần Thái Tông không được sử sách ghi lại cụ thể nhưng có một số được đề cập đến. Một số sử sách ghi lại thứ tự như sau: anh cả là Trần Quốc Khang – là con của anh trai Trần Liễu và Thuận Thiên Hoàng Hậu, tiếp theo là Trần Thánh Tông – người sau này sẽ thừa kế ngai vàng trở thành vị vua thứ 2 của nhà Trần, Trần Quang Khải, Trần Quang Xưởng, Trần Nhật Duật, Trần ích Tắc, công chúa Thiều Dương, công chúa Thụy Bảo, công chúa An Tư, và nhiều người khác nữa.

Ngay khi Trần Cảnh ra đời, họ Trần lúc này đã nắm quyền binh trong tay dưới thời nhà Lý. Người trụ cột nhà họ Trần lúc bấy giờ là Trần Tự Khánh, chú ruột Trần Thái Tông và người chú họ là Trần Thủ Độ. Ngoài ra, hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông chính là chị họ của Trần Thủ Độ tên là Trần Thị Dung. Bởi vậy nên, con đường trở thành vua và lập tra triều đại nhà Trần được coi là hòa bình nhất lịch sử bởi không gây ra việc giấy binh giành ngôi.

Chuyện tình Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng

Nhắc đến Trần Thái Tông bên cạnh những thành tựu nổi bật trong những năm tháng trị vì đất nước thì chuyện tình của ông với Lý Chiêu Hoàng cũng tốn không ít giấy mực của các sử gia ngày nay. Ngay từ khi Trần Thái Tông còn nhỏ, nhà họ Trần đã nắm trong tay nhiều quyền lực trong triều đình thời nhà Lý.

Lúc bấy giờ vua là Lý Huệ Tông bệnh nặng lại không có con trai nối dõi nên đã nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng khi chỉ mới 7 tuổi. Lúc này Trần Cảnh lên 8 tuổi, lớn hơn Lý Chiêu Hoàng 1 tuổi được đưa vào cung làm Chi hậu chi ứng cục phụ trách hầu hạ Lý Chiêu Hoàng trong cung. Lúc này mặc dù lên ngôi vua nhưng Lý Chiêu Hoàng vẫn chỉ là cô bé 7 tuổi. Vốn trạc tuổi nhau nên Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng yêu quý và hay trêu đùa ông rất gần gũi.

Có nhiều giai thoại kể về những lúc chơi đùa của Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng lúc bấy giờ được ghi chép lại rất sống động. Nhận thấy sự khăng khít giữa hai đứa trẻ như vậy nên Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung – mẹ Lý Chiêu Hoàng đã có âm mưu đảo chính giành ngai vua về nhà Trần.

Tiểu sử vua Trần Thái Tông

Sau đó Trần Thủ Độ đã cho đem hết gia thuộc thân thích vào cung và phong tỏa hoàng cung, sau đó cho người loan tin báo rằng “Bệ hạ có chồng rồi”. Vậy là cuộc hôn nhân của Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng đã được định đoạt ngay khi cả hai còn rất nhỏ với những mưu tính của bậc trưởng bối dòng họ Trần.

Sự nghiệp

Thông thường, một vương triều thường được xây dựng nên bởi những cuộc xung đột vũ trang. Tuy nhiên, con đường lên ngôi vua của Trần Thái Tông lại đặc biệt hơn thế.

Lên ngôi vua

Triều đại nhà Trần được lập nên theo cách hòa bình nhất từ trước đến nay trong lịch sử Đại Việt. Sự chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần không cần sử dụng đến các cuộc tấn công đổ máu.

Với sự mưu đồ và tính toán của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung – vợ của vua Lý Huệ Tông và là mẹ của nữ vương Lý Chiêu Hoàng thời bấy giờ. Nhận thấy được cơ hội từ sự gắn bó, chơi đùa giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh lúc bấy giờ. Trần Thủ Độ và chị họ Trần Thị Dung lập kế gả Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh.

Đầu cuối năm 1225, đầu năm 1226 Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng cưới Trần Cảnh và buộc nàng nhường ngôi cho chồng không lâu sau đó. Ngày 22 tháng 11 năm 1225 tức ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu người ngôi cho Trần Cảnh. Đến ngày 10 tháng 1 năm 1226, tức ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu, tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng trao hoàng bào lại cho Trần Cảnh, triều Lý chính thức kết thúc và khởi đầu cho nền văn minh rực rỡ của triều đại nhà Trần.

Trần Cảnh lên ngôi khi ông chỉ mới 8 tuổi và tự xưng là Thiện Hoàng, sau đổi thành Văn Hoàng, được quần thần và nhân dân tôn hiệu làm Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Trong sử sách ghi chép gọi ông là Trần Thái Tông.

Trần Thái Tông phong vợ Lý Chiêu Hoàng làm hoàng hậu xưng là Chiêu Thánh hoàng hậu. Trần Thủ Độ được phong làm Quốc thượng phụ, nắm toàn quyền cai trị. Cha ông là Trần Thừa được phong làm Thái thượng hoàng – một trong 2 vị chưa từng làm vua nhưng vẫn được phong làm thượng hoàng trong lịch sử.

Trong suốt 9 năm đầu làm vua, mọi việc triều chính đều do Thái thượng hoàng Trần Thừa làm chủ. Từ năm 1234, Trần Thừa mất, mọi quyền hành trong cung lại chuyển sang Trần Thủ Độ nắm. Năm 1264, Trần Thủ Độ mất, Trần Thái Tông tiến hành thực hiện nhiều cải cách về pháp luật, hành chính,…

Xây dựng quân đội

Quân đội dưới thời nhà Trần có thể nói là mạnh nhất trong lịch sử Đại Việt ta. Điều chứng minh chính là nhân dân ta đã đánh bại quân Mông Cổ không chỉ 1 lần mà tới những 3 lần, khiến quân địch không dám bén mảng tới lãnh thổ nước ta những năm tiếp theo. Để đạt được thành tích như vậy chính là nhờ vào chính sách xây dựng quân đội của Trần Thái Tông và triều đình lúc bấy giờ.

Năm 1239, vua ban lệnh tuyển chọn người vào quân đội. Tới năm 1246, Trần Thái Tông cho cải cách lại hệ thống quân đội từ lực lượng ở kinh thành như Cấm vệ quân và Túc vệ quân cho đến những lực lượng ở các địa phương. Đặc biệt nhất chưa từng có, các binh sĩ dưới thời Trần Thái Tông đều thể hiện ý chí yêu nước bằng cách khắc lên bụng 8 chữ : “Nghĩa dĩ duyên sinh, hình vu báo quốc” và được dịch thành “Vì nghĩa sẵn sàng hi sinh, hình dung ở chỗ đền nợ nước”.

Trong tất cả các cuộc tấn công kháng chiến của nhân dân đều có mặt của Trần Thái Tông. Ông là một ví tướng quân đồng hành cùng các binh sĩ sẵn sàng chiến đấu không ngại hi sinh trên chiến trường. Có nhiều giai thoại lịch sử ghi lại nhiều lần Trần Thái Tông may mắn thoát chết trước mũi kiếm của quân địch khi tham gia chiến đấu. Bởi vì có những tướng sĩ như vậy nên nhân dân tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ bờ cõi đất nước.

Đánh quân Chiêm

Kể từ cuối thời Lý, quân Chiêm thường xuyên cướp phá những vùng ven biển của nước ta. Không thể khoanh tay đứng nhìn sự quấy phá như vậy, năm 1252 Trần Thái Tông cử em trai là Trần Nhật Hiệu dẫn quân chinh phạt Chiêm Thành. Quân ta nhanh chóng giành chiến thắng và bát được nhiều vương hậu và thê thiếp của vua Chiêm. Bởi vì thất bại trước quân ta nên Chiêm Thành chính thức phải thuần phục nhà Trần. Từ những năm đó trở đi, quân Chiêm không dám gây bất cứ cuộc chiến nào nữa.

Chống quân Mông Nguyên

Năm 1257, quân Mông Cổ có ý đồ dẫn quân xuống đánh Đại Việt nhằm tạo thế gọng kìm dễ dàng thâu tóm nhà Tống. Tháng 9 âm lịch năm 1257, Trần Thái Tông sai Trần Quốc Tuấn huy động binh lính trấn thủ biên giới. Sau đó 2 tháng là tháng 11 năm 1257, ông kêu gọi nhân dân chuẩn bị binh khí và kêu gọi tất cả nhân dân cùng gia nô, dân binh, thổ binh của các vương hầu tham gia đầu quân chống giặc.

Tháng 12 cùng năm, 3 vạn quân Mông cổ tiến vào xâm chiếm nước ta. Trần Thái Tông đích thân tham gia chỉ huy cùng các tướng lĩnh khác đồng hành cùng quân lính chiến đấu hết mình. Tuy nhiên, bước đầu quân ta thất thế buộc rút lui. Cũng trong quá trình rút lui, nhà vu may mắn thoát chết nhờ Lê Phụ Trần dùng ván thuyền che chắn mũi tên cho vua.

Tuy nhiên, sau khi củng cố tinh thần và binh lực, sử dụng những kế sách thông minh nhân dân ta đã đẩy lùi được quân Mông Cổ. Quân ta dưới sự chỉ huy của vua Trần Thái Tông đã chính thức đánh bại quân Mông Cổ lần thứ nhất, đánh dấu tiền đề chiến thắng cho những lần sau. Cuộc chiến thắng này đã làm vang dội thế giới bởi lúc bấy giờ quân Mông Cổ rất mạnh, ai cũng khiếp sợ.

Phế hoàng hậu

Sau khi lên ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm hoàng hậu, đổi hiệu là Chiêu Thánh. Trong 10 năm tiếp theo Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông chung sống với nhau rất hòa hợp, yêu thương và tôn trọng nhau. Năm 1233, bà sinh thái tử Trần Trịnh nhưng không may sau khi sinh ra được ít lâu thái tử qua đời. Vì mất đi đứa con đầu lòng nên dẫn đến tâm trạng bà u buồn, thường xuyên bị bệnh. Điều này ảnh hưởng đến việc sinh con trong mấy năm sau. Điều này chính là bi kịch của đời bà khi nhà Trần lo lắng không có người nối dõi.

Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép nhà vua phế bỏ hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng giáng xuống làm Chiêu Thánh công chúa và lập chị gái của bà lên làm hoàng hậu kế vị bà. Nhận nhiều cú sốc quá đau lòng, Lý Chiêu Hoàng thất vọng xin rời khỏi hoàng cung để xuất gia.

Ông vua Trần Thái Tông – Trần Cảnh

Nhưng cuộc đời nhiều gian truân của bà đến đó chưa chấm dứt được khi bà được chính người chồng cũ gả cho một tướng thần lập công Lê Tần – người đã có ơn cứu mạng vua khi một mình lấy ván gỗ che cho vua khỏi những mũi tên của giặc.

Có nhiều tài liệu tranh cãi về những việc vua Trần Thái Tông đã nhiều lần phụ bạc vợ Lý Chiêu Hoàng mặc dù chính Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngai vàng cho ông. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách nhìn khác nhau giải thích những hành động của ông và phản bác lại những điều dị nghị trên.

Thành tựu nổi bật

Dưới tài cai trị sáng suốt của mình, vua Trần Thái Tông đã có những đóng góp vô kể trong tất cả các mặt. Với những cải cách hiện đại, tình hình đất nước ngày càng vững mạnh, khẳng định được vị thế của mình hơn. Dưới đây là các thành tựu nổi bật của nhà vua.

Văn hóa chính trị

Về chính trị, sau khi lên ngôi, Trần Thái Tông đã định lại quan chế của triều đình từ thấp tới cao. Các hệ thống chức quan bao gồm: văn võ đại thần (Tam thái, Tam thiếu, Thái úy, Tư mã, Tư đồ. Tư không), Tể tướng, Thứ tướng, quan văn ( Thượng thư các bộ, tả hữu tham tri, Tả hữu gián nghị, Trung thư thị lang, Thị lang các bộ, Tả hữu ty lang trung, Viên ngoại lang,…) quan võ (Phiêu kỵ thượng tướng quân, Cấm vệ thượng tướng quân, Kim ngô đại tướng quân, Võ vệ đại tướng quân, Phó đô tướng quân,…).

Bên cạnh đó chức quan tại các địa phương cũng được định lại như sau: quan văn (An phủ sứ, Tri phủ, Thông phán, Thiêm phán,…), quan võ (Kinh lược sứ, Phòng ngự sứ, Thủ ngự sứ, Quan sát sứ, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản,…).

Trần Thái Tông còn đặt ra quy định cứ sau 15 năm sẽ xét duyệt quan lại một lần, 10 năm thăng lên 1 tướng và 15 năm sẽ thăng lên 1 chức. Khác với thời nhà Lý, vua Trần Thái Tông đã quy định rõ ràng về bổng lộc cho các chức quan văn võ trong triều, quan địa phương, ngay cả các chức quan coi cung thất, lăng tẩm. Không những vậy Trần Thái Tông cũng đã tính đến lương bổng cho các quan túc vệ. Đây chính là một trong những điều đáng khen của triều đình dưới thời vua Trần Thái Tông.

Trần Thái Tông cũng chú trọng đến luật pháp thời bấy giờ. Ông cho nghiên cứu luật pháp thời nhà Lý và giữ lại một số bộ luật. Một trong những chính sách thời nhà Lý được ông duy trì là cách ghi chép sổ sách giúp triều đình nắm rõ dân số để quản lý nhân khẩu, thuế và tuyển chọn quân lính ở các địa phương.

Bên cạnh đó, Trần Thái Tông còn quy định hình phạt rõ ràng các loại tội được ghi lại trong bộ luật Quốc triều thông chế (ngày nay đã bị thất truyền). Luật nhà Trần quy định nếu tội phạm trộm, cắp phải xăm lên trán 2 chữ “phạm đạo” và bồi thường cho nạn nhân; người nào tái phạm sẽ bị cắt tay, cắt chân hoặc cho voi giày.

Người đào ngũ khỏi quân đội cũng bị chặt ngón chân hoặc cho voi đạp chết.Đối với người bị tội khổ sai, phạm nhân tội nhẹ hàng năm phải cày 3 mẫu ruộng công tại xã Nhật Cảo và dâng 300 thăng thóc; còn phạm nhân tội nhẹ phải đi nhổ cỏ tại Phượng Thành dưới sự giám sát của quân Tứ sương.

Năm 1227, Trần Thái Tông đã cho khôi phục lệ hội thề Đồng Cổ – là vị thần có công trong chống giặc nội và ngoại xâm thời vua Hùng (nay là Yên Thái, Hà Nội). Cứ tới ngày 4 tháng 4 âm lịch hằng năm, Các bá quan tập trung tại đền để tuyên thệ : “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết”. Những viên quan không dự phải đóng phạt 5 quan tiền.

Kinh tế

Từ những năm cuối cùng của thời nhà Lý, nền kinh tế nước nhà bấy giờ rơi vào suy thoái. Để cải thiện tình hình nền kinh tế đất nước, Trần Thái Tông đã ban hành nhiều cuộc cải cách có hiệu quả. Ông cho ban hành loại thuế thân được tính bằng diện tích ruộng của mỗi người dân sở hữu.

Mức thuế được quy định như sau: 1 quan tiền với người có 1-2 mẫu ruộng, 2 quan với 3-4 mẫu và với người có ít nhất 5 mẫu thì chịu 3 quan tiền. Ngoài ra thuế ruộng cũng được quy định rõ ràng tùy vào từng loại như: ruộng tư nhân, ruộng công,… Thuế được đóng cho triều đình bằng thóc.

Triều đình nhà Trần rất chú trọng các vấn đề để phát triển nông nghiệp và thủy lợi. Ông sia người đào rất nhiều kênh như kênh Trầm, kênh Hào từ Thanh Hóa tới Diễn Châu. Ông còn sai người làm một con kênh nhằm phục vụ tưới tiêu dài 8km bằng cách đào sông Mã và sông Lễ, đục núi Chiếu Bạch ở Thanh Hóa. Trần Thái Tông còn cho người nạo vét sông Tô Lịch để thuận lợi giao thông và tưới tiêu cho các vùng xung quanh vào năm 1256.

Để ngăn chặn lũ lụt, vua Trần Thái Tông còn cho lập ra chức quan Hà đê nhằm chịu trách nhiệm đê điều cả nước. Nếu như có đoạn đê nào lấn vào ruộng tư nhân của dân, triều đình sẽ đền bù thiệt hại bằng tiền cho chủ ruộng. Ngoài ra, vào những năm xảy ra hạn hán, nhà Trần sẽ tiến hành ban lệnh miễn thuế, mở kho thóc cứu đói nhân dân.

Nhờ vào những chính sách cải cách của nhà Trần mà kinh tế nước nhà dần dần đi lên, quốc gia ngày càng vững mạnh. Đời sống đất nước ấm no, thái bình, nhân dân hứng khởi làm ăn.

Quân sự

Chắc chắn thật sự thiếu sót khi không nhắc đến những thành tựu trong những năm tháng triều đại nhà Trần nói chung và dưới thời trị vì của vua Trần Thái Tông nói riêng. Ngay từ những ngày đầu thành lập nên nhà Trần, vua Trần đã ý thức và xây dựng hệ thống quân đội vững mạnh. Ông đầu tư tuyển chọn những vị tướng tài giỏi và tuyển chọn binh lính nhằm xây dựng hệ thống phòng ngự khi bên kia quân Mông Nguyên đang có ý đồ thâu tóm hành tinh.

Thành tích chống giặc dưới thời Trần vô cùng vẻ vang khi chúng ta đánh bại quân Mông Nguyên 3 lần. Đây chính là tiếng vang rất lớn cho toàn thế giới để khẳng định chủ quyền của nước ta. Để nói về chiến công vẻ vang này, chúng ta không thể không nhắc đến cuộc đánh bại quân Mông Nguyên lần thứ nhất dưới thời vua Trần Thái Tông. Đây chính là nền móng và là động lực giúp nhân dân ta khơi dậy ý chí đánh bại quân địch những lần tiếp theo.

Trần Thái Tông và Phật giáo

Trần Thái Tông cũng là một vị vua nổi tiếng sùng bái Phật Giáo. Phật giáo được truyền vào nước ta tính đến nay đã hơn 20 kế kỷ. Tuy nhiên, sự phát triển đỉnh cao nhất của Phật giáo là dưới thời Lý Trần. Ở 2 thời đại này, Phật giáo được coi là quốc giáo và được áp dụng rất nhiều trong đời sống nhân dân lúc bấy giờ.

Trần Thái Tông cũng nổi tiếng là một vị thiền sư, thích học tập và lĩnh hội kiến thức phật giáo. Không giống những vua quan, quý tộc khác, mỗi khi có thời gian Trần Thái Tông đều sử dụng để nghiên cứu Phật pháp. Ông thường vấn đạo cùng các vị thiền sư để học hỏi và trau dồi kiến thức về Phật pháp. Nhận thấy những đạo lý đúng đắn và quý giá từ Phật giáo, Trần Thái Tông đã dạy dỗ cho các con mình và khuyến khích nhân dân cùng học tập. Ông còn cho xây dựng Viện Tả Nhai là nơi dành cho quan lại, vương hầu và các hoàng tử đến để học tập và lĩnh hội kiến thức về Phật pháp.

Dưới thời Trần Thái Tông, ông đã cho xây dựng và tu sửa nhiều công trình chùa chiền ở nhiều nơi. Năm 1231, vua hạ lệnh cho người dựng tượng thờ Phật ở các trạm quán nước. Ông còn là người biên soạn ra nhiều tác phẩm về Phật giáo như: Văn tập, Thiền tông Khóa hư, Chỉ nam ca,… tuy nhiên hiện nay chỉ còn Thiền tông Khóa hư được tìm thấy còn những quyển khác bị thất lạc.

Ông cũng là một trong những người đã đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời. Tuy nhiên, mãi tới thế kỷ XIII đời Trần Nhân Tông Thiền phái này mới được sáp nhập và phát triển mạnh mẽ. Tư tưởng Phật giáo cũng ảnh hưởng đến chính sách trị vì và phát triển văn hóa dưới thời cai trị của vua Trần Thái Tông.

Ông luôn quan niệm “lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”. Bởi vì học tập và làm theo những đạo lý của Phật giáo nên Trần Thái Tông là một vị vua anh minh, hiền từ, nhân hậu, vị tha và luôn đặt đời sống ấm no của nhân dân lên hàng đầu.

Qua đời

Ngày 30 tháng 3 năm 1258 dương lịch, Trần Thái Tông truyền ngai vàng cho con trai Trần Hoảng – vua Trần Thánh Tông sau này và trở thành Thái thượng hoàng. Trên cương vị là Thái thượng hoàng nhưng Trần Thái Tông vẫn một mực sát cánh hỗ trợ và tham mưu cho Trần Hoảng cách trị vì đất nước. Sau nghi lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông có nhiều cơ hội nghiên cứu Phật giáo và Thiền tông. Ông đã ngao du tới nhiều chùa chiền và để lại nhiều tác phẩm về Phật pháp do chính ông sáng tác có giá trị lớn.

Có nhiều sử sách ghi lại một câu chuyện tâm linh liên quan đến Trần Thái Tông chính là ông đã biết trước được ngày mất của mình từ trước. Quả đúng như dự đoán của chính mình, ngày 1 tháng 4 âm lịch năm 1227 tức ngày 5 tháng 5 dương lịch Trần Thái Tông qua đời tại điện Vạn Thọ, Thăng Long. Kết thúc hành trình 60 năm dương thế của nhà vua vĩ đại thời Trần.

Lăng mộ

Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1381, để tránh việc quân Chiêm Thành quấy phá lăng tẩm, nhà Trần đã cho chuyển thần tượng 15 của các lăng ở Giác Hương (Mỹ Lộc, Nam Định), Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương (Thái Bình) đưa về lăng lớn ở An Sinh.

Tuy nhiên, những ghi chép cùng với các nghiên cứu thực tiễn hiện nay chỉ cho thấy chính xác nhà Trần đã cho xây dựng lăng An Sinh cũng chính là lăng Tư Phúc. Tuy nhiên, không có bất kỳ thông tin nào về việc những vị vua nào được chuyển về đây.

Sau khi tìm kiếm và phát hiện cuốn sách dưới thời nhà Nguyễn biên soạn có một số thông tin chi tiết về việc này. Cụ thể, tài liệu chép rằng: “Lăng Tư Phúc nhà Trần: Ở xã An Sinh, huyện Đông Triều. Lăng tẩm Trần Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định Đế đều ở đây”. Kết hợp với các tài liệu được biên soạn vào các triều đại, hiện nay chúng ta cũng đang tin rằng vị vua Trần Thái Tông được thờ tự tại lăng Tư Phúc.

Trên đây là những thông tin chắc hẵn đã giải đáp về câu hỏi “Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?“, rồi phải không. Hi vọng thông tin này hữu ích cho quý bạn đọc

Nhớ để nguồn: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai? tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Xem thêm  Top 6 loa vi tính dưới 2 triệu giá rẻ, chất lượng tốt nhất hiện nay

Viết một bình luận