(FULL) TẢI Sách Nguyên Lý Marketing PDF, Đọc Ebook Online

“Nguyên Lý Marketing” là cuốn sách được viết bởi hai tác giả Philip Kotler và Gary Armstrong, xuất bản lần đầu vào năm 1980. Nội dung cuốn sách tập trung vào việc tổng hợp những khái niệm cốt lõi và ví dụ thực tiễn trong lĩnh vực marketing, được đúc kết qua thời gian bởi hai tác giả nổi tiếng Philip Kotler và Gary Armstrong.

 

Link sách tải Nguyên Lý Marketing PDF miễn phí

Nguyên lý tiếp thị Philip Kotler Pdf (bản tiếng Việt) DOWNLOAD

Principles of marketing kotler (bản tiếng Anh) DOWNLOAD

Giới thiệu đôi nét sách Nguyên Lý Marketing

✅Thể loại: Sách Marketing

✅Tác giả: Philip Kotler, Gary Armstrong

✅Nhà xuất bản: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

✅Số trang: 1082

Trong thời đại công nghệ và mạng xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt, thế giới marketing mới trở nên hấp dẫn và kết nối hơn. Không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” đã trở thành mục tiêu cốt lõi của mọi hoạt động marketing.

Song song các khái niệm và phương pháp marketing truyền thống đã được thử nghiệm và áp dụng trên thực tế, một loạt công cụ marketing của thời đại mới đã ra đời để thu hút người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, tạo ra giá trị và mối quan hệ với khách hàng, biến thương hiệu trở thành một phần có ý nghĩa trong cuộc sống của người tiêu dùng. Nếu người làm marketing nắm vững và sử dụng tốt những công cụ đó, họ sẽ gặt hái được thành quả về thị phần, lợi nhuận và giá trị khách hàng.

Sách nguyên lý tiếp thị của Philip Kotler pdf là sách được scan lại của cuốn Principles of Marketing – quyển sách được xem là kinh điển đối với những ai muốn nghiên cứu lĩnh vực Marketing, bởi vì nội dung mà bnos bao hầm gần như tất cả định nghĩa về tiếp thị. Sách dày 778 trang được Philip Kotler biên soạn đã trở thành giáo trình của rất nhiều trường đại học trên thế giới.

✅Tác giả Philip Kotler: Philip Kotler sinh (27/5/1931) tại Chicago, Hoa Kỳ. Ông là Giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới; “cha đẻ” của marketing hiện đại, được xem là huyền thoại duy nhất về marketing, ông tổ của tiếp thị hiện đại thế giới, một trong bốn “Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại” cùng với Peter Drucker, Fack Welch và Bill Gates (theo bình chọn của Financial Times). 

Bên cạnh đó, Philip Kotler cũng là giáo sư của Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ; là chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing, và là giáo sư tại các trường đại học như Johnson & son, Viện Marketing Kellogg. Ông đã từng tư vấn cho nhiều chính phủ và các công ty nổi tiếng trên thế giới như IBM, General Electric, AT&T, Honeywell, Bank of America, v.v… Những nguyên lý và phương pháp tiếp thị của ông được tiếp nhận, áp dụng rộng rãi trong giới kinh doanh toàn cầu.

Cái tên của Philip Kotler đã trở nên đồng nghĩa với tiếp thị, một chuyên gia hàng đầu của Kotler Marketing Group trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing. Ông được hàng triệu người trên thế giới biết đến như một chuyên gia cừ khôi trong lĩnh vực marketing, một thuyết trình viên cao cấp, tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách và bài báo chuyên về marketing và quản trị kinh doanh

Trong đó có Marketing Management là một trong những cuốn sách kinh điển nhất của ngành tiếp thị và gối đầu giường giới quản trị kinh doanh thế giới. Những cuốn sách của ông đã được bán trên ba triệu bản bằng 20 thứ tiếng và được coi như kinh thánh về tiếp thị tại 58 quốc gia trên thế giới.

✅Tác giả Gary Armstrong: Gary Armstrong là giáo sư danh dự Crist W. Blackwell về Giáo dục Đại học tại Trường Kinh doanh Kenan-Flagler thuộc Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.  Ông có bằng đại học và thạc sĩ về kinh doanh tại Đại học Wayne State ở Detroit, nhận bằng Tiến sĩ marketing tại Đại học Northwestern.

Ông đã đóng góp nhiều bài báo cho các tạp chí kinh doanh hàng đầu. Là một nhà tư vấn và nhà nghiên cứu, ông đã làm việc với nhiều công ty về nghiên cứu Marketing, quản lý bán hàng và chiến lược Marketing.

Review cuốn sách Nguyên Lý Marketing chi tiết

Cuốn sách xoay quanh năm chủ đề lớn về giá trị khách hàng và sự gắn kết khách hàng, tìm hiểu cách thức mà giá trị khách hàng và sự gắn kết khách hàng thúc đẩy mọi chiến lược marketing chất lượng hơn:

Tạo ra giá trị cho khách hàng để thu nhận lại giá trị từ họ: Những người làm marketing phải hiểu rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng, thiết kế các chiến lược marketing tạo ra giá trị, phát triển nhiều chương trình marketing tích hợp giúp gắn kết khách hàng, cung cấp giá trị và sự hài lòng cho khách hàng, xây dựng cộng đồng khách hàng bền vững. Đổi lại, khách hàng mang lại giá trị cho họ, thể hiện ở doanh thu, lợi nhuận và lòng trung thành. 

Sự gắn kết khách hàng cùng các phương tiện truyền thông xã hội và kỹ thuật số ngày nay: Các phương tiện truyền thông xã hội và kỹ thuật số mới đã thay đổi ngoạn mục cách thức marketing hoạt động. Ấn bản này giới thiệu và khám phá sâu về khái niệm marketing đương đại cùng các công nghệ truyền thông xã hội và kỹ thuật số mới giúp các thương hiệu gắn kết một cách sâu rộng, có ảnh hưởng hơn tới người tiêu dùng.

Xem thêm  Những Người Ứng Cứu Đầu Tiên Phần 2 (Trọn Bộ Full 12/12 Tập)

Xây dựng và quản lý các thương hiệu vững mạnh, tạo ra giá trị: Những thương hiệu được định vị tốt với giá trị thương hiệu mạnh mẽ cung cấp nền tảng để xây dựng giá trị cho khách hàng và mối quan hệ khách hàng có khả năng sinh lợi. Người làm marketing ngày nay phải định vị thương hiệu của họ một cách mạnh mẽ và quản lý chúng thật tốt để tạo ra những trải nghiệm thương hiệu có giá trị.

Đo lường và quản lý lợi nhuận từ marketing: Trong những thời điểm nền kinh tế bấp bênh, nhà quản lý marketing phải đảm bảo đầu tư tiền vào đúng chỗ, tránh chi tiêu bừa phứa vào những chương trình lớn, đắt đỏ và không hiệu quả. Do đó, “Trách nhiệm marketing” – đo lường và quản lý lợi nhuận từ việc đầu tư vào marketing – đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình ra quyết định marketing chiến lược. 

Marketing bền vững trên toàn cầu: Khi sự phát triển công nghệ khiến thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, những nhà marketing phải thành thục trong việc lan tỏa thương hiệu của họ trên toàn cầu và theo những cách thức bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng và doanh nghiệp đồng thời bảo tồn hoặc nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đưa marketing hiện đại vào cuộc sống qua các tình huống thực tế áp dụng phương pháp quản trị marketing thực tế, cung cấp vô số ví dụ và câu chuyện thực tiễn, chuyên sâu nhằm thu hút người học khám phá các khái niệm marketing, từ đó người đọc có thể áp dụng những gì học được vào các tình huống thực tế của công ty.

Mỗi chương của cuốn sách đều chứa đựng vô vàn ví dụ đương đại thực tế, hấp dẫn để củng cố các khái niệm then chốt và cung cấp những hiểu biết mới về các phương pháp marketing thực tế. Có lẽ không có cuốn sách nào có thể đưa marketing vào cuộc sống một cách toàn diện như Nguyên lý Marketing.

Nội dung cuốn sách “Nguyên Lý Marketing” của tác giả Philip Kotler và Gary Armstrong bao gồm những điểm nổi bật sau:

  • Định nghĩa, lý luận và nguyên tắc marketing: Cuốn sách trình bày chi tiết và cụ thể về các khái niệm cốt lõi của lĩnh vực marketing, cung cấp định nghĩa, lý luận và nguyên tắc cơ bản giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất và mục tiêu của marketing.
  • Phân tích công việc marketing trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức: Tác giả tập trung vào việc phân tích và giải thích công việc marketing trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi thị trường và đối tượng tiêu thụ thay đổi liên tục.
  • Sáng tạo và dễ hiểu: Sách sử dụng một cách trình bày sáng tạo và dễ hiểu để giải thích các khái niệm và nguyên tắc marketing, đồng thời cung cấp những dẫn chứng và minh họa từ thực tiễn kinh doanh, giúp độc giả hiểu rõ hơn và áp dụng vào thực tế.
  • Phần tóm tắt cô đọng: Mỗi chương sách đều có phần tóm tắt cô đọng, giúp người đọc củng cố kiến thức tiếp thu được trong chương đó.
  • Thảo luận và ứng dụng: Cuốn sách cung cấp phần thảo luận và ứng dụng, giúp độc giả mở rộng hiểu biết về lĩnh vực marketing và áp dụng kiến thức vào thực tế.
  • Tác giả Philip Kotler: Tác giả Philip Kotler là một giáo sư marketing nổi tiếng, được coi là cha đẻ của ngành marketing hiện đại. Ông có ảnh hưởng sâu sắc trong lĩnh vực học thuật và kinh doanh toàn cầu.
  • 20 chương toàn diện: Cuốn sách bao gồm 20 chương, trình bày một cách toàn diện và chi tiết những kiến thức về marketing, giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về ngành marketing.
  • Ví dụ minh họa sinh động: Cuốn sách đi kèm với những ví dụ minh họa sinh động, đa dạng và dễ hiểu, giúp độc giả không cảm thấy nhàm chán trong quá trình đọc.

Cuốn sách “Nguyên Lý Marketing” được xem như một giáo trình kinh điển và là nguồn kiến thức hữu ích cho những ai quan tâm và nghiên cứu lĩnh vực marketing.

Chương 2: Hoạch định chiến lược và tiến trình tiếp thị

Nội dung của chương 2 Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF xoay quanh vấn đề giữa doanh nghiệp và tiếp thị, việc hợp tác và xây dựng quan hệ khách hàng…

Bốn bước hoạch định chiến lược doanh nghiệp

  • Tuyên ngôn về sứ mệnh và định hướng thị trường
  • Cách thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp
  • Cách thiết lập các danh mục kinh doanh theo phương pháp ma trận Boston và chiến lược giảm cấp, tăng trưởng
  • Cuối cùng lên kế hoạch tiếp thị và chiến lược chức năng

Marketing Management – Sơ đồ quản trị tiếp thị

  • Phần này nói về trung tâm các mối quan hệ và cách khai thác giá trị khách hàng
  • Cách xác định phân khúc thị trường để xác định được thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược khác biệt hoá (khiến khách hàng chú ý), cuối cùng là định vị thị trường (làm khách hàng trung thành). Đây được xem là chiến lược tiếp thị, mục đích để tạo ra cái Trung tâm
  • Vấn đề tổ chức chiêu thị (dựa theo chiến lược tiếp thị) bao gồm: Sản phẩm, định giá, phân phối và chiêu thị
  • Cuối cùng là quản trị tiếp thị bao gồm: Quá trình phân tích, lên kế hoạch, triển khai và quản lý

Nội dung chính của sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler

Chương 1: Tiếp thị trong một thế giới đổi thay

Nội dung chương 1 Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF nói về việc tạo ra giá trị và sự thoả mãn cho người tiêu dùng thông qua 5 bước trong quy trình tiếp thị bao gồm:

Thấu hiểu thị trường và thấu hiểu khách hàng

  • Tác giả trình bày về 5 khái niệm tiếp thị cốt lõi
  • Cách nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng
  • Cách quản lý thông tin thị trường và thông tin khách hàng

Thiết kế chiến lược tiếp thị

  • Cách xác định phân khúc khách hàng
  • Cách xác định hình thức phục vụ khách hàng
  • Cách lựa chọn tuyên ngôn giá trị: khác biệt hoá và định vị

Thiết kế hoạt động tiếp thị

  • Tác giả đưa ra khái niệm về tổ hợp tiếp thị 4P

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

  • Xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng được chọn lọc thông qua quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM)
  • Quản lý quan hệ đối tác (PRM): Bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp

Giành lấy giá trị khách hàng để có lợi nhuận

  • Khát quát việc tạo ra khách hàng trung thành
  • Cách đẻ tăng giá trị vòng đời khách hàng
  • Vấn đề tăng thị phần

Mô hình quy trình tiếp thị

Mô hình quy trình tiếp thị

Chương 2: Hoạch định chiến lược và tiến trình tiếp thị

Nội dung của chương 2 Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF xoay quanh vấn đề giữa doanh nghiệp và tiếp thị, việc hợp tác và xây dựng quan hệ khách hàng…

Bốn bước hoạch định chiến lược doanh nghiệp

  • Tuyên ngôn về sứ mệnh và định hướng thị trường
  • Cách thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp
  • Cách thiết lập các danh mục kinh doanh theo phương pháp ma trận Boston và chiến lược giảm cấp, tăng trưởng
  • Cuối cùng lên kế hoạch tiếp thị và chiến lược chức năng

Marketing Management – Sơ đồ quản trị tiếp thị

  • Phần này nói về trung tâm các mối quan hệ và cách khai thác giá trị khách hàng
  • Cách xác định phân khúc thị trường để xác định được thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược khác biệt hoá (khiến khách hàng chú ý), cuối cùng là định vị thị trường (làm khách hàng trung thành). Đây được xem là chiến lược tiếp thị, mục đích để tạo ra cái Trung tâm
  • Vấn đề tổ chức chiêu thị (dựa theo chiến lược tiếp thị) bao gồm: Sản phẩm, định giá, phân phối và chiêu thị
  • Cuối cùng là quản trị tiếp thị bao gồm: Quá trình phân tích, lên kế hoạch, triển khai và quản lý

Chương 3: Môi trường tiếp thị

Nội dung chương này, Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF đi vào 6 môi trường vi mô bao gồm: Nhà cung cấp, doanh nghiệp, trung gian tiếp thị, các đối thủ cạnh tranh, công chúng và cuối cùng cũng là phần quan trọng nhất khách hàng. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới 6 môi trường vĩ mô bao gồm: nhân khẩu học, tự nhiên, kinh tế, công nghệ, chính trị và văn hoá.

Chương 4: Hệ thống thông tin trong tiếp thị và quản lý thông tin tiếp thị

Nội dung chương 4 xoay quanh 3 phần hệ thống thông tin trong tiếp thị bao gồm:

  • Hệ thống đánh giá nhu cầu thông tin tiếp thị (Phần này doanh nghiệp cần thông tin gì)
  • Hệ thống tiếp cận nguồn thông tin. Phần này nói về cơ sở dữ liệu nội bộ và cách khai thác thông tin từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng thông qua việc áp dụng công cụ Social Monitoring.
  • Cuối cùng là hệ thống phân tích nguồn thông tin bằng CRM để đưa ra các quyết định tiếp thị phù hợp.

Chương 5: Mô hình hành vi người tiêu dùng – Mô hình kích thích, phản ứng (Thị trường người tiêu dùng và hành vi mua hàng của người tiêu dùng) – B2C

Chương 5 Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF nói về 3 giai đoạn trong mô hình hành vi của người tiêu dùng bao gồm:

  • Giai đoạn thứ nhất: Người mua bị kích thích mua hàng thông qua các yếu tố môi trường Marketing.
  • Giai đoạn thứ hai: Là quá trình thâm nhập vào hộp đen của người tiêu dùng. Các yếu tố tác động tới hành vi mua hàng của khách hàng (Xã hội, văn hoá, cá nhân, tâm lý). Bốn dạng hành vi mua hàng (ma trận thương hiệu) bao gồm: Phức tạp, thoả hiệp, thói quen, đa dạng. 5 bước quy trình đưa ra quyết định mua hàng (Xem xét, tìm kiếm, đánh giá, quyết định mua và sau khi mua hàng). Cuối cùng là quy trình ra quyết định mua sản phẩm mới (What – How – Should? – Try – Which)
  • Giai đoạn thứ ba: Mô hình phản ứng mua hàng – sau mua hàng (What – When -Where)

Chương 6: Mô hình hành vi mua hàng của tổ chức (Thị trường tổ chức và hành vi mua hàng của tổ chức) – B2B

Ba giai đoạn trong mô hình hành vi của mua hàng của tổ chức bao gồm:

  • Giai đoạn thứ nhất: Tổ chức bị kích thích mua hàng thông qua yếu tố môi trường.
  • Giai đoạn thứ hai: Tổ chức bàn bạc đến việc mua hàng thông qua các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng (Môi trường, tổ chức, quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức). 3 Dạng hành vi mua hàng bao gồm mua lại không thay đổi, mua mới, mua lại thay đổi. 8 bước quy trình đưa ra quyết định mua hàng bao gồm: Nhận thức nhu cầu, tổng quát nhu cầu, đặc điểm nhu cầu, tìm kiếm đơn vị cung cấp, yêu cầu tổ chức cung cấp tiêu chuẩn chào hàng, lựa chọn nhà cung cấp, soạn thảo đơn mua hàng và đánh giá sau khi mua hàng. 5 nhóm trong trung tâm mua hàng bao gồm: Người ảnh hưởng, người sử dụng, người thương lượng, người ra quyết định, người bảo vê.
  • Giai đoạn thứ ba: Phản ứng mua hàng của tổ chức

Chương 7: Chiến lược tạo ra giá trị cho khách hàng mục tiêu – Tiếp thị hướng đến khách hàng

Bốn bước tạo ra chiến lược giá trị cho khách hàng mục tiêu bao gồm:

Xác định phân khúc thị trường

  • Thị trường người tiêu dùng theo 3 yếu tố: địa lý, nhân khẩu học và tâm lý
  • Thị trường tổ chức, doanh nghiệp
  • Thị trường quốc tế
  • Những yếu tố trong quá trình lựa chọn phân khúc bao gồm: Đo lường, dễ tiếp cận, đủ lớn, dễ phân biệt và có thể đáp ứng

Xác định phân khúc mục tiêu

  • Đánh giá các phân khúc của thị trường bao gồm: quy mô, mức độ cạnh tranh và nguồn lực triển khai
  • Lựa chọn các cấp độ phân khúc (phân khúc đại trà, phân khúc phân biệt, phân khúc tập trung, phân khúc vi mô)
  • Lựa chọn phân khúc phù hợp với mục tiêu

Lợi thế cạnh tranh (khác biệt hoá)

  • Xác định các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Lựa chọn lợi thế cạnh tranh cho phù hợp với thực tế (1 hay nhiều, các yếu tố cần đáp ứng)

Định vị thương hiệu

  • Lựa chọn các chiến thuật định vị (Lợi ích – Giá cả): nhiều hơn cho nhiều hơn, nhiều hơn cho tương đương, tương đương cho thấp hơn, ít hơn cho thấp hơn, nhiều hơn cho thấp hơn
  • Lựa chọn tuyên ngôn định vị: Thương hiệu + phân khúc mục tiêu + khái niệm hạng mục + điểm khác biệt

Chương 8: Dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu

Chiến lược tiếp thị dịch vụ

  • 3 tác vụ tiếp thị dịch vụ bao gồm: Nội bộ, bên ngoài, tương tác
  • 3 công việc cần thực hiện khi tiếp thị dịch vụ bao gồm: Khác biệt hoá, quản lí chất lượng và quản lí sản lượng

Chiến lược tiếp thị sản phẩm

  • 3 cấp độ trong 1 chiến lược tiếp thị sản phẩm bao gồm: Tâm hồn, vật chất, bổ trợ
  • Phân loại giữa sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng
  • 3 cấp độ quyết định về sản phẩm bao gồm: Dòng sản phẩm, đơn lẻ, tổ hợp sản phẩm

Chiến lược tiếp thị thương hiệu

  • 4 yếu tố quyết định đến giá trị của thương hiệu bao gồm: điểm khác biệt, điểm phù hợp, điểm nhận biết và điểm yêu mến
  • 2 yếu tố định vị thương hiệu: Niềm tin, thuộc tính lợi ích
  • Lựa chọn tên cho thương hiệu
  • Tài trợ thương hiệu: thương hiệu tư nhân, thương hiệu quốc gia, đăng ký cấp phép, hợp tác
  • Phát triển thương hiệu: Đa thương hiệu, thương hiệu mới, mở rộng sản phẩm; mở rộng thương hiệu…

Chương 9: Chiến lược vòng đời sản phẩm và phát triển sản phẩm mới

Chương 9 của cuốn nguyên lý tiếp thị của philip kotler ebook nói về 8 bước phát triển sản phẩm mới và chiến lược òng đời sản phẩm PLC thông qua 5 giai đoạn.

Quy trình 8 bước phát triển sản phẩm mới

  • Hình thành ý tưởng (Bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp)
  • Sàng lọc các ý tưởng theo khung RWW
  • Kiểm tra và phát triển khái niệm sản phẩm
  • Trình bày bản chiến lược tiếp thị
  • Rà soát số liệu, phân tíhc và dự tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận
  • Phát triển sản phẩm
  • Tiếp thị thử nghiệm
  • Giới thiệu sản phẩm ra thị trường

Chiến lược vòng đời sản phẩm PLC thông qua 5 giai đoạn

  • Phát triển ý tưởng sản phẩm
  • Giới thiệu sơ lược về sản phẩm
  • Phát triển sản phẩm (đánh đổi giữa thị phần cao hoặc lợi nhuận cao)
  • Trưởng thành
  • Thoái trào

Chương 10: 3 chiến lược định giá chính – Định giá

Mức giá trần – định giá dựa trên giá trị khách hàng

  • Định giá dựa trên giá trị hợp lý (chiến lược giảm giá khuyến mãi hoặc chiến lược giá rẻ hàng ngày)
  • Định giá dựa trên giá trị gia tăng

Mức giá sàn – Định giá dựa trên chi phí

Định giá cho doanh nghiệp nhỏ (định giá cộng chi phí)

  • Chi phí trên 1 sản phẩm = chi phí biến đổi trung bình + (Chi phí cố định/lượng tiêu thụ)
  • Giá bán (chi phí đã bao gồm lợi nhuận) = Chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm + (tỉ lệ lợi nhuận x Chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm)

Định giá dựa trên điểm hoà vốn

  • Giá sản phẩm = (sản lượng điểm hoà vốn/CP cố định) + Chi phí biến đổi
  • Sản lượng cần bán thêm (từ điểm hoà vốn) để có lợi nhuận = (Giá sản phẩm – Chi phí biến đổi) / Lợi nhuận

Định giá dựa trên đối thủ

  • Đối với doanh nghiệp mạnh thì nên áp dụng mức giá thấp hơn để loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường
  • Công ty yếu thì nên nhắm tới các thị trường ngách

Chương 11: Những chiến lược chi tiết – định giá

Hai chiến lược định giá sản phẩm mới bao gồm:

  • Định giá thâm nhập thị trường (Cao – Thấp)
  • Định giá hớt váng thị trường (Thấp – Cao)

Năm chiến lược định giá tổ hợp sản phẩm bao gồm:

  • Định giá sản phẩm tuỳ chọn
  • Định giá sản phẩm bắt buộc
  • Định giá dòng sản phẩm
  • Định giá phụ phẩm
  • Định giá combo sản phẩm

Bẩy chiến lược điều chỉnh giá

  • Định giá trợ giá và chiết khấu
  • Định giá theo phân khúc: khách hàng, địa điểm, thời điểm, loại sản phẩm
  • Định giá theo tâm lý: Các con số, tâm lí giá tham chiếu
  • Định giá tạm thời định giá sản phẩm dưới giá niêm yết để thu hút khách hàng (khuyến mãi)
  • Định giá theo giá tiền ship (khu vực)
  • Định giá đấu giá: Internet
  • Định giá quốc tế

Chương 12: Chuyển giao giá trị đến khách hàng – Các kênh tiếp thị

Chương 12 Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF bàn về:

Tổ chức kênh tiếp thị:

  • Hệ thống tiếp thị dọc (VMS): VMS hợp đồng, VMS được quản lí, VMS doanh nghiệp
  • Hệ thống tiếp thị ngang: Các doanh nghiệp đồng tầng sẽ bắt tay nhau cùng hợp tác
  • Hệ thống phân phối đa kênh: Kết hợp kênh gián tiếp và kênh trực tiếp

Quản lý và thiết kế kênh tiếp thị:

  • Thiết kế kênh tiếp thị (Đặt mục tiêu cho kênh tiếp thị, lựa chọn và đánh giá những kênh chính, phân tích nhu cầu người tiêu dùng)
  • Quản lý kênh tiếp thị (Quản lý mối quan hệ đối tạc PRM, lựa chọn thành viên cho kênh tiếp thị)

Quản lý chuỗi cung ứng và Hậu cần:

  • Bao gồm: Quản lý hàng tồn kho, lưu kho, vận chuyển và quản lý thông hậu cần
  • Có thể sử dụng 3PL (Hậu cần thuê ngoài/Dịch vụ hậu cần)

Chương 13: Bán buôn và bán lẻ

Chương 13 đi vào hai hình thức bán buôn và bán lẻ, bao gồm các khái niệm:

  • Các loại hình nhà bán buôn: Bán buôn môi giới và đại lý, bán buôn thương mại, văn phòng và chi nhánh kinh doanh của nhà sản xuất
  • Các loại hình nhà bán lẻ: Các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên biệt, cửa hàng chiết khấu, cửa hàng bán lẻ phá giá, siêu cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại…

Chương 14: Chiến lược truyền thông tích hợp – chuyển tải giá trị khách hàng (Promotion)

Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF đề cập tới quy trình truyền thông tiêu chuẩn:

  • Nhận diện khán giả mục tiêu (phát sóng rộng hay phát sóng hẹp – mô hình IMC)
  • Xác định mục tiêu truyền thông thông qua các giai đoạn của người tiêu dùng (Nhận biết, kiến thức, thích, ưu ái, tin tưởng và mua hàng)
  • Thiết kế các thông điệp truyền thông: Cấu trúc, định dạng, nội dung
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông: Đại diện truyền thông, Phi cá nhân (phương tiện truyền thông lớn, bầu không khí, sự kiện), cá nhân (giai tiếp trực tiếp)
  • Thu thập các phản hồi của khách hàng

Ngân sách chiêu thị: Phương pháp tỉ lệ phần trăm doanh thu, phương pháp khả năng chi trả, phương pháp ngang bằng cạnh tranh (tương xứng với ngân sách của đối thủ), phương pháp mục tiêu nhiệm vụ (Xác định công việc để hoàn thành mục tiêu, ước tính chi phí thực hiện, đặt mục tiêu quảng cáo)

Công cụ chiêu thị: Quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, khuyến mãi, Marketing trực tiếp, quảng cáo.

Chiến lược IMC: chiến lược kéo, chiến lược đẩy.

Chương 15: Quan hệ công chúng và quảng cáo

Quan hệ công chúng (PR): Diễn thuyết, sự kiện, văn bản, tờ rơi, tin tức báo chí…

Quảng cáo:

  • Thiết lập mục tiêu quảng cáo: thuyết phục, so sánh, nhắc nhở, truyền tải thông tin
  • Dưj trù ngân sách cho hoạt động quảng cáo
  • Phát triển chiến lược quảng cáo: Hình thành ý tưởng lớn, lựa chọn phong cách thể hiện thông điệp, lựa chọn phương tiện quảng cáo, chọn hình thức quảng cáo, lựa chọn thời gian quảng cáo
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo

Chương 16: Khuyến mại bán hàng và bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân bao gồm hai hoạt động:

  • Quản lý lực lượng bán hàng: tuyển dụng lực lược, thiết kế lực lượng, đào tạo lực lượng, giám sát lực lược, đánh giá lực lượng, đãi ngộ lực lượng
  • Quy trình bán hàng cá nhân: tiền tiếp cận, thăm dò, tiếp cận, thuyết trình, chốt giao dịch, xử lý lời từ chối, theo dõi khách hàng, chốt giao dịch

Khuyến mãi bao gồm ba hoạt động:

  • Khuyến mãi cho người tiêu dùng – B2C
  • Khuyến mãi cho doanh nghiệp – B2B
  • Khuyến mãi nhà bán buôn bán lẻ/thương mại

Chương 17: Tiếp thị trực tuyến và trực tiếp

Chương 17 Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF bàn về vấn đề:

Tiếp thị trực tiếp bao gồm: Điện thoại, truyền hình có hồi đáp, thư trực tiếp, catalogue, ki-ot màn hình cảm ứng

Tiếp thị trực tuyến bao gồm: Quảng cáo trực tuyến, video lan truyền, trang web, mạng xã hội

Chương 18: Thiết lập lợi thế cạnh tranh

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh cần thực hiện 3 bước chiến lược như sau:

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nhận diện đối thủ, đánh giá đối thủ, né tránh và lựa chọn đối thủ tấn công.

Xác định vị trí cạnh tranh: Kẻ thách thức(PepsiCo luôn muốn đánh bật Coca), kẻ dẫn đầu thị trường (Coca-cola), Kẻ theo đuổi (Tropicana luôn bán sát nhưng không có ý định đánh bật), kẻ ngách (Redbull chỉ cung cấp sản phẩm tăng lực)

Chiến lược cạnh tranh bao gồm:

  • 3 chiến lược của Michael Porter: Khác biệt hoá, tập trung phân khúc, chi phí bình quân thấp nhất (chỉ chọn 1 trong 3)
  • 3 chiến lược của Fred Wiersema và Micheal Treacy: Dẫn đầu giá cả và sự tiện lợi, cung cấp sản phẩm hàng đầu, đáp ứng chính xác nhu cầu khách hàng (có thể kết hợp các chiến lược)

Chương 19: Thị trường toàn cầu

Năm bước nhận định thị trường toàn cầu mà Sách nguyên lý tiếp thị của philip kotler PDF đề cập tới:

Bước 1: Đánh giá môi trường Marketing toàn cầu và quyết định xem có mở rộng hay không

Bước 2: Quyết định xem doanh nghiệp nên xâm nhập thị trường nào

Bước 3: Quyết định các cách thức xâm nhập thị trường: Liên doanh, đầu tư trực tiếp (rủi ro, khả năng kiểm soát, lợi nhuận tăng dần), Xuất khẩu

Bước 4: Quyết định chiến lược Marketing toàn cầu bao gồm các chiến lược đã được điều chỉnh và chiến lược đã được chuẩn hoá

Bước 5: Quyết định tổ chức tiếp thị toàn cầu bao gồm việc thành lập đơn vị toàn cầu, thành lập bộ phận xuất khẩu, trở thành tổ chức toàn cầu

Chương 20: Trách nghiệm xã hội và đạo đức – Tiếp thị bền vững

Tiếp thị bền vững bao gồm: Đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp và của cả người tiêu dùng, đồng thời bảo tồn cho tương lai.

Phản ứng của người tiêu dùng để tiếp thị bền vững: Chủ nghĩa môi trường, chủ nghĩa tiêu dùng.

5 nguyên tắc tiếp thị bền vững: Tiếp thị giá trị khách hàng, tiếp thị hướng đến người tiêu dùng, tiếp thị xã hội, tiếp thị sáng tạo, tiếp thị sứ mệnh.

2 nguyên tắc xử lý các vấn đề đạo đức tiếp thị bao gồm: Nguyên tắc khai sáng (công ty quyết định vấn đề đạo đức bằng cách tự đưa ra một triết lí về hành vi đạo đức), Nguyên tắc tự do (Pháp luật quyết định vấn đề đạo đức).

Link đọc Ebook Nguyên Lý Marketing PDF online trực tuyến

Nên mua sách Nguyên Lý Marketing bản quyền ở đâu? TẠI ĐÂY

Link tải sách Nguyên Lý Marketing PDF (Bản Quyền)

Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Nguyên Lý Marketing gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.

Nhớ để nguồn: (FULL) TẢI Sách Nguyên Lý Marketing PDF, Đọc Ebook Online tại thtrangdai.edu.vn

Chuyên mục: Blog

Viết một bình luận